1. Tổng quát về sản phẩm:
- Môi trường sống: tôm sống trong rừng ngập mặn Cà Mau
- Mô tả sản phẩm: Tôm được đánh bắt trong rừng ngập mặn Cà Mau, giống tôm tự nhiên, nguồn thức ăn của tôm là rong, tảo và các sinh vật phù du có trong rừng
2. Quy trình đánh bắt và sau thu hoạch:
- Quy trình canh tác:
- Nguồn thức ăn của tôm là rong, tảo và các sinh vật phù du có trong rừng. Rong và tảo này ở đâu ra? Người dân chủ yếu trồng cây đước, lá đước rụng xuống nước, phân huỷ và tạo ra rong, tảo, và đó là nguồn thức ăn chính của tôm.
- Không sử dụng thức ăn công nghiệp hay thả bất cứ cái gì vào.
- Nơi sinh sống của tôm là dưới tán rừng, ở bộ rễ của cây đước. Hệ sinh thái rừng ngập mặn là hệ sinh thái dưới tán rừng. Tất cả các sinh vật như tôm, cua, cá, ghẹ, ốc…đều sống dưới đây, bám vào rễ cây đước, vì ở đây có nguồn thức ăn và có nơi sinh sống.
Xử lý sâu bệnh:
- Không sử dụng thuốc kháng sinh để trị bệnh cho tôm
- Điều trị theo phương thức ổn định hệ sinh thái
- Mỗi lần thu hoạch xem khu vực rừng có vấn đề gì hay không bởi các biểu hiện như: thu hoạch không có gì hoặc có quá ít, tôm con có quá nhiều, có nhiều sinh vật lạ như rong, tảo…
- Dựa vào kinh nghiệm để kiểm tra chất lượng nguồn nước như nhìn màu nước, nước đục hay trong, ao có nhiều rong hay không…
- Mỗi năm sẽ được cải tạo khu vực nuôi 1 lần là từ tháng 8-10 dương lịch. Cách cải tạo: bơm hút sình, nguyên một năm lấy nước ở sông vào thì có lượng phù sa ở ngoài vào khu vực nuôi tôm nên hút cho nước sâu
- Phơi đầm: nước theo thuỷ triều, khi nước sông cạn sẽ xả nước ra cho nước trong khu vực nuôi cạn (gần như cạn nước). Lớp đáy lộ lên, và dùng ánh nắng tự nhiên để diệt khuẩn, rong ở tầng đáy.
Thời gian thu hoạch: thu hoạch 2 lần/ tháng vào ngày 1 và 15 âm lịch, mỗi đợt thu hoạch liên tiếp trong 5 ngày.
- Sơ chế:
- Loại bỏ tạp chất khác (lá cây, cành cây nhỏ…)
- Rửa sạch bùn đất, để ráo. Nước dùng để rửa tôm là nước lạnh.
- Đông lạnh ngay sau sơ chế
3. Bảo quản:
- Bảo quản ở ngăn đông lạnh -180C
Hạn sử dụng: