Tạo một không gian xanh trong nhà là xu hướng phổ biến trong xã hội hiện đại. Ngày nay, ý tưởng trồng cây xanh trong nhà được nhiều người thực hiện, việc làm này mang lại nhiều lợi ích cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Cây xanh có tác dụng hiệu quả trong việc thanh lọc không khí và cấp ẩm tự nhiên, đồng thời trồng cây xanh trong nhà còn cung cấp lượng khí oxy dồi dào, thanh sạch có lợi cho sức khỏe. Sau đây, chúng ta cùng điểm qua 10 loại cậy cảnh phổ biến thường được trồng trong nhà nhé!
- Lưỡi hổ
- Cỏ nhện
- Thường xuân
- Trбє§u bГ
- Lan ý
- Oải hương
- Nha đam
- Cọ cảnh
- Ngọc ngân
- Tuyết tùng
Lưỡi hổ
Loài cây này chỉ cao tầm 50 – 60cm, thân dẹt, mềm, mọng nước và có những đường vân chạy dọc theo thân nên lưỡi hổ rất thích hợp để trồng làm cây cảnh. Lưỡi hổ rất được ưa chuộng vì dễ trồng và chăm sóc. Một khả năng đặc biệt của loại cây này là nó có thể hấp thụ đến 107 loại độc tố, trong đó có nhiều loại độc tố gây ung thư như formaldehyde, xylene, toluene và nitơ oxit…theo nghiên cứu của NASA. Không những vậy, lưỡi hổ còn có thể trồng được trong phòng ngủ vì loài cây này cung cấp khí oxy cả ban ngày lẫn ban đêm.
Cỏ nhện
Cỏ nhện có hình dạng lá dài và mảnh, màu xanh mạ bắt mắt và đây cũng là loại cây cảnh được NASA khuyến khích nên trồng trong nhà vì những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại. Theo nghiên cứu, cỏ nhện có thể loại bỏ đến 90% formaldehyde, một chất hoá học có khả năng gây ung thư. Ngoài ra, cỏ nhện còn có thể hấp thụ các mùi hôi khó chịu và cung cấp khí oxy vào ban đêm.
Thường xuân
Đối với những ai bị hen suyễn và các vấn đề về hô hấp thì trồng thường xuân trong nhà là một giải pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Thường xuân có khả năng giúp cải thiện những triệu chứng của bệnh vì nó có thể lọc sạch 95% cặn không khí và 78% hơi ẩm của nấm mốc trong suốt 12 giờ. Trồng thường xuân không tốn nhiều diện tích vì loại cây này có thể trồng trong chậu treo.
Trбє§u bГ
Trầu bà là loại dây leo được trồng phổ biến để trang trí trong nhà bên những khung cửa sổ với lá màu xanh nhạt hoặc đậm. Trầu bà trồng thủy sinh sẽ giúp loại bỏ nitrat – một chất có hại cho bể cá trong nhà. Trồng trầu bà rất dễ và không tốn nhiều công sức, chỉ cần một lọ nước sạch và vài nhánh trầu bà tươi xanh còn một ít rễ, ta có thể trang trí thêm cho gian phòng một mảng xanh thực vật tươi tốt.
Lan ý
Lan ý có nhiều tên gọi như huệ hòa bình, vỹ hoa trắng, bạch môn. Loài cây này có hình dáng đẹp với thân thảo, mọc thành bụi, cao khoảng 30-80cm, có màu xanh đậm với hoa màu trắng hình giống cái thìa. Với hình dáng sang trọng như thế, lan ý đã trở thành loài cây cảnh được ưa chuộng trồng trong gian phòng khách, văn phòng tiếp khách, quầy lễ tân. Lan ý được xếp vào top đầu những cây cảnh lọc không khí và hút bụi tốt nhất. Bên cạnh đó, loài cây này còn hấp thụ được một số chất gây ung thư như benzen, formaldehyde, trichloroethylene, đồng thời còn có thể hấp thụ cả xylene và toluene có trong dầu hỏa. Một khả năng tuyệt vời khác của lan ý là nó còn có tthể hấp thụ sóng điện từ phát ra từ wifi, ti vi, máy tính, laptop, đồ điện tử hay tia tử ngoại, hồng ngoại.
Oải hương
Oải hương nổi bật với một màu tím biếc cùng hương thơm nhẹ nhàng, thoang thoảng rất thích hợp làm cây cảnh trang trí trong nhà và là “thuốc” xua đuổi muỗi tự nhiên. Mùi hương của oải hương sẽ xua đuổi muỗi cũng như nhiều loại côn trùng khác, ngoài ra còn giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng và khiến chúng ta ngủ ngon hơn.
Nha đam
Cây nha đam thường được biết đến như một loại thảo dược với nhiều công dụng tuyệt vời trong làm đẹp và làm thực phẩm hoặc nước giải khát. Nha đam là những bẹ xanh mọc thành bụi, dễ trồng và không tốn nhiều cống chăm sóc. Loài cây này có thể hấp thụ tốt khí cacbonic và còn có khả năng nhả oxy về đêm nên có thể đặt trong phòng ngủ hay phòng làm việc thiếu ánh sáng.
Cọ cảnh
Cọ cảnh có kích thước nhỏ, chỉ cao tầm 0,5-2m, thân gỗ nhỏ, dáng cột, lá xòe rộng hình giống chiếc quạt. Ngoài tác dụng tạo vẻ mỹ quang và làm tươi mát thêm cho không gian sống, cọ cảnh còn có thể loại bỏ các chất độc hại từ môi trường sống, giúp thanh lọc không khí ở trong nhà. Một số côn trùng muỗi, côn trùng, gián,…cũng tránh xa loài cây này nên có thể trồng với mục đích xua đuổi chúng. Cọ cảnh cũng có khả năng hút khí nóng tỏa nhiệt từ các thiết bị điện tử giúp bầu không khí trong nhà trở nên dịu mát hơn.
Ngọc ngân
Được NASA bình chọn là một trong 10 loại cây có cống dụng thanh lọc và khử độc hiệu quả, cây ngọc ngân có thể lọc bụi bẩn, vi khuẩn gây dị ứng nhờ vào phiến lá to. Loài cây này thường được trong nhà vì hình dáng đẹp, bắt mắt với màu xanh mướt được điểm xuyến những chấm trắng ở trên bề mặt lá.
Tuyết tùng
Tuyết tùng là loài cây thân gỗ lá kim, cây làm cảnh có chiều cao 20 – 30cm. Bên cạnh việc làm cây cảnh trang trí trong nhà, tuyết tùng còn có công dụng thanh lọc không khí và hiệu quả y học cao. Tinh dầu từ tuyết tùng giúp xua tan căng thẳng, mệt mỏi, giảm bớt triệu chứng đau nửa đầu, thế nên trồng một chậu tuyết tùng trong nhà là một lựa chọn đúng đắn.
Cây xanh là một món quà quý giá mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời trong việc thanh lọc không khí, cây xanh còn giúp thư giãn tinh thần, xua tan đi những những ưu phiền một cách hiệu quả. Màu xanh của thảm thực vật trong nhà tiếp thêm nguồn sinh khí và làm đẹp thêm cho không gian sống của chúng ta.
Đăng bởi: Bích Ngọc Đào Thị