Người xưa nói cây này mang điềm đế vương, nếu trồng quyền cao chức trọng tự tìm đến

Người xưa nói cây này mang điềm đế vương, nếu trồng quyền cao chức trọng tự tìm đến

Người xưa nói cây này mang điềm đế vương, nếu trồng quyền cao chức trọng tự tìm đến

Ý nghĩa của cây ngô đồng phong thủy rất đặc biệt. Trong hàng tỉ tỉ loài thực vật khác nhau Phượng Hoàng chỉ chọn sống trên mỗi cây ngô đồng. Nó được coi là vua của các loài cây vì mang điềm đế vương (có khả năng gọi Phượng Hoàng đến) và đem tới phước lành.

Tuy nhiên, trong họ nhà ngô đồng chỉ một loại có linh tính Phượng Hoàng và nó không phải cây ngô đồng cảnh hoa đỏ, thân ngắn như mọi người lầm tưởng. Một thông tin hữu ích cho gia chủ quan tâm tới phong thủy sân vườn biệt thự.

Tương truyền, chim Phượng Hoàng là hậu duệ của thần điểu Chu Tước được muôn loài chim tôn lên làm Vua. Mỗi con chim nhổ một sợi lông của mình dâng lên Phượng Hoàng tạo thành bộ trang sức nhiều màu lộng lẫy. Và cứ đến ngày sinh nhật của Phượng Hoàng chúng lại bay về chầu nhưng chỉ ngưỡng vọng chứ không dám nhìn thẳng vào dung nhan. Bức tranh phong thủy nổi tiếng Bách Điểu Triều Phụng (trăm chim chầu Phượng Hoàng) với hình ảnh Phượng Hoàng đứng kiêu hãnh, oai phong có sự tích đẹp như thế đó.

Phong Thủy Nhà Xinh kể lại sơ qua một chút như vậy để bạn thấy, từ thời thượng cổ Phượng Hoàng đã được coi loài chim cao quý tượng trưng cho các bậc đế vương, thống trị muôn loài chim. Ngô đồng được Phượng Hoàng chọn làm nơi trú ngự, ở đâu có Phượng Hoàng ở đó có ngô đồng. Ắt nó phải là loài cây không tầm thường chút nào.

phong thủy, người xưa nói cây này mang điềm đế vương, nếu trồng quyền cao chức trọng tự tìm đến

Tranh phong thủy Bách điểu triều Phụng rực rỡ bên bụi hoa mẫu đơn và cây ngô đồng

Cây ngô đồng có linh tính Phượng Hoàng

Từ thời cổ đại đã có rất nhiều sự tích khác nhau nói về ý nghĩa của cây ngô đồng liên quan tới hình ảnh Phượng Hoàng. Bởi vậy, cây ngô đồng còn được gọi là cây Phượng Hoàng (Phoenix Tree).

Truyền thuyết kể rằng, ngày xửa ngày xưa có hai con Phượng Hoàng bay qua cánh rừng cây ngô đồng rộng lớn. Thấy phong cảnh nơi đây yên bình, đẹp đẽ, người dân chất phác, hiền hậu; chúng thích thú và quyết định ở lại sinh sống dưới bóng cây. Kỳ lạ là kể từ đó, cuộc sống của người dân địa phương rất sung túc, thịnh vượng, cây cối ngày càng tốt tươi.

Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang. Đôi Phượng Hoàng ở đây được một thời gian thì bỗng xuất hiện con mãng xà lớn. Thế là vì sự an toàn, chúng buộc phải rời đi nơi khác.

Vắng bóng phượng hoàng, cây cối trong rừng héo hon, người dân buồn bã vì thương nhớ khôn nguôi. Ở nơi khác, đôi Phượng Hoàng cũng luôn hoài niệm về quãng thời gian vui vẻ, hạnh phúc từng có ở rừng cây ngô đồng. Cuối cùng, bất chấp tất cả, chúng quyết định quay về tiếp tục sống trên cây ngô đồng với cư dân như trước.

phong thủy, người xưa nói cây này mang điềm đế vương, nếu trồng quyền cao chức trọng tự tìm đến

Tranh phong thủy Phượng Hoàng đứng dưới gốc cây ngô đồng (Ảnh: (baike.baidu)

Cây ngô đồng có ý nghĩa gì?

Hình ảnh cây ngô đồng trong văn chương cổ

Theo truyền thuyết trên, ngô đồng là vua của các loài cây vì mang điềm đế vương và mang tới phước lành (linh thụ). Nó có linh tính Phượng Hoàng nên có thể gọi Phượng Hoàng đến. Nó cũng hiểu được mệnh lệnh của Vua Chúa (Ngô đồng vi thụ trung chi vương, tương truyện thị linh thụ, năng tri thì tri lệnh). Không chỉ thế, ngô đồng còn dự báo mùa thu đến: “Ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ tận chi thu”. Chỉ cần một chiếc lá ngô đồng rụng xuống, người ta biết ngay mùa thu đã tới.

Có rất nhiều tranh, sách cổ viết về đề tài này, ví dụ như sau.

Theo Kiến văn lục: Trong hàng trăm loài chim bay qua rừng cây ngô đồng không con nào dừng lại, chỉ có mỗi Phượng Hoàng: “Ngô đồng bách điểu bất cảm tê, chỉ tị phượng hoàng dã”.

Theo Ngụy thư – Vương hiệp truyện: Trong hàng ti tỉ loài thực vật khác nhau Phượng Hoàng cũng chỉ chọn mỗi cây ngô đồng để sống trên đó: “Phượng hoàng phi ngô đồng bất tê”.

Trong Kinh thi, Đại nhã, quyển A có viết: “Phượng Hoàng minh hĩ, vu bỉ cao cương. Ngô đồng sinh hĩ, vu bỉ hướng dương”. Nghĩa là khi Phượng Hoàng kêu tức phía bên kia sườn núi ắt có người tài. Khi cây ngô đồng sinh ra thì ở phía bên kia mặt trời mọc. Vì được sinh vào lúc mặt trời mọc nên ngô đồng lấy sinh khí của ánh sáng buổi sớm. Nó tượng trưng cho sự vinh quang và tài năng đức độ của bậc đế vương. Bởi vậy, các cung điện Trung Hoa thời xưa thường trồng ngô đồng như ngụ ý Vua vừa có tài vừa có đức, biết lo cho muôn dân.

Ngô đồng còn được ví như Khương Tử Nha (vị tướng tài vĩ đại góp phần lập nên sự nghiệp nhà Chu kéo dài hơn 800 năm – triều đại dài nhất trong lịch sử Trung Quốc) được Phượng Hoàng là Chu Văn Vương (Cơ Xương) cất công tới tận nơi mời về làm tướng soái, đánh bại nhà Thương để lập nên nhà Chu.

phong thủy, người xưa nói cây này mang điềm đế vương, nếu trồng quyền cao chức trọng tự tìm đến

Tranh “Ngô đồng sinh hĩ, vu bỉ hướng dương” của danh họa Đường Bá Hổ (Ảnh: Epochtimes)

Ý nghĩa cây ngô đồng phong thủy

Như vậy, ngô đồng là loài cây thanh cao, quyền quý mang tới nhiều điều tốt lành, may mắn. Nó là loài cây được Vua Chúa và các bậc ẩn sĩ tài hoa thời Trung Hoa cổ đại rất mực yêu thích và tôn sùng.

Nơi đâu trồng cây ngô đồng sẽ gặp may mắn. Nếu cây ngô đồng không trồng mà mọc tự nhiên chứng tỏ nơi đó có tiềm năng phát đạt thịnh vượng.

Đó là ý nghĩa phong thủy của cây ngô đồng mà Phong Thủy Nhà Xinh muốn chia sẻ để các bạn tham khảo.

phong thủy, người xưa nói cây này mang điềm đế vương, nếu trồng quyền cao chức trọng tự tìm đến

Hình ảnh cây ngô đồng và chim Phượng Hoàng trên một tảng đá ở lăng mộ cổ thời nhà Hán (Ảnh: Epochtimes)

Cây ngô đồng trông như thế nào?

Theo nhiều tác phẩm văn học và nghệ thuật Trung Hoa cổ đại mô tả, rõ ràng cây ngô đồng phong thủy chính xác ở Việt Nam gọi là cây ngô đồng thân gỗ (cây bo rừng). Nó không phải cây ngô đồng cảnh hoa đỏ, thân thấp như mọi người vẫn tưởng.

Phân biệt cây ngô đồng phong thủy và cây ngô đồng cảnh

Ngô đồng nói chung là loài thực vật có hoa thuộc họ Cẩm quỳ. Ở Việt Nam có 2 loài cây đều gọi là ngô đồng nhưng đặc điểm sinh học khác hẳn nhau. Cụ thể như sau:

phong thủy, người xưa nói cây này mang điềm đế vương, nếu trồng quyền cao chức trọng tự tìm đến

Cây ngô đồng cảnh

Cây ngô đồng cảnh

Hay còn gọi là sen lục bình, sen núi…rất quen thuộc, có tên khoa học là Jatropha Podagrica Hook.f. Nó thuộc họ thầu dầu, phân bố nhiều ở các vùng nhiệt đới trong đó có Việt Nam.

Đặc điểm:

  • Thân: Thân cao chỉ khoảng 100cm, màu xanh xám phía dưới, màu xanh lục phía trên, ít sẹo, có mủ (nhựa) màu trắng.
  • Gốc: Gốc phình to, xù xì, không phân nhánh.
  • Lá: Lá đơn hình trái tim, chia 3-5 thùy, cuống gắn liền với thân giống cây đu đủ. Khi còn non lá xanh bóng mượt khi già chuyển sang màu xanh thẫm.
  • Hoa: Có cả hoa đực và cái nhỏ mọc thành từng cụm màu đỏ tươi liền luôn với cuống chỉ thẳng lên trời, mùi hơi hắc.
  • Quả: Quả hình bầu dục có phân múi, lúc nhỏ màu xanh, khi già chuyển sang vàng và tách vỏ lộ hạt.

Công dụng:

Thân, lá và nhựa ngô đồng cảnh có dược tính như: chữa mụn nhọt, nhiễm trùng vết thương…

phong thủy, người xưa nói cây này mang điềm đế vương, nếu trồng quyền cao chức trọng tự tìm đến

Cây ngô đồng phong thủy/Cây ngô đồng thân gỗ

Cây ngô đồng thân gỗ

Hay cây bo rừng là cây thực vật hạt kín, thuộc họ Trôm có tên khoa học là Firmiana simplex (L.) W. F. Wight. Nó phân bố nhiều nhất ở Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan.

Đặc điểm

  • Thân: Cao từ 16 – 20m màu xanh lá, vỏ nhẵn, có nhiều nhánh, cành mọc thẳng hoặc xiên lên.
  • Lá: Lá đơn hình trái tim không có lông, có 5-7 gân lá hình chân vịt, thùy lá hình tam giác, cuống dài.
  • Hoa: Có cả hoa đực và cái nhiều bông mọc thành từng chùm màu trắng và hồng nhạt mùi rất thơm.
  • Quả: Quả hình cầu dẹt có gân lưới nứt ra trông giống hình chiếc lá.
  • ảnh quả ngô đồng thân gỗ
  • Hạt: Hạt có thể rang làm café hoặc chế biến thành ca cao hay socola.

Công dụng:

Dược tính: Theo epochtimes.com và sowhc.sow.org, vỏ và lá cây ngô đồng thân gỗ làm thuốc chữa bệnh thấp khớp, kinh nguyệt không đều. Hoa chữa bệnh phù nề, hói đầu. Hạt ăn được có thể rang sử dụng như cà phê, làm xà phòng hoặc ép làm dầu bôi trơn. Hạt cũng dùng để chữa viêm loét dạ dày, lở loét miệng ở trẻ em. Các sợi xơ trong nội mô vỏ cây có thể làm giấy hay thừng bện. Lá có thể sử dụng thay thuốc lá….

Ứng dụng: Cây ngô đồng trồng trước nhà vừa làm cây phong thủy vừa có nhiều lợi ích. Gỗ ngô đồng dẻo, nhẹ và dai, ít bị mối mọt hay hư hỏng do tác động thời tiết nên dùng để sản xuất đồ nội thất. Thời cổ đại người ta lấy gỗ ngô đồng chế tác đàn vĩ cầm nổi tiếng (hay còn gọi là cổ cầm) và đồ nội thất. Ngày nay gỗ ngô đồng cũng dùng làm đàn piano, violin và nhiều nhạc cụ khác.

Như vậy, qua một số nguồn tài liệu nước ngoài ít ỏi mà Phong Thủy Nhà Xinh thu thập được, hầu như chưa có thông tin gì về độc tính của cây ngô đồng phong thủy này.

phong thủy, người xưa nói cây này mang điềm đế vương, nếu trồng quyền cao chức trọng tự tìm đến

Cây ngô đồng thân gỗ nở hoa (Ảnh: Flickr)

Cây ngô đồng cảnh có độc không?

Cây ngô đồng cảnh phổ biến ở Việt Nam vừa có dược tính vừa có độc tính. Một số bộ phận trên cây ngô đồng cảnh có thể làm thuốc như lá, thân, nhựa (mủ). Nhưng trong hoa, hạt và quả của nó lại có chất curin rất độc.

Chất này có thể gây ngộ độc, bệnh đường tiêu hóa hay gan. Chẳng may nếu trẻ em ăn phải sẽ bị bỏng rát họng, đau bọng, ói mửa và tiêu chảy. Nếu nặng có thể xuất huyết tiêu hóa, loạn tim mạch, ức chế hệ thần kinh trung ương.

phong thủy, người xưa nói cây này mang điềm đế vương, nếu trồng quyền cao chức trọng tự tìm đến

Hoa và quả cây ngô đồng cảnh (Ảnh: fr.wikipedia)

Xử lý khi trẻ bị ngộ độc ngô đồng cảnh

Dẫn theo baomoi.com, BS Trần Văn Năm, nguyên Viện phó Viện Y dược học dân tộc TP.HCM cho biết: Hầu hết chất độc trong hoa ngô đồng không có thuốc giải vì vậy nếu phát hiện trẻ không may ăn, nuốt phải hạt ngô đồng thì ngay lập tức tìm mọi cách sơ cứu tạm thời để trẻ nôn ra càng nhiều càng tốt.

  • Trong khi trẻ nôn, người lớn để đầu trẻ nghiêng về một bên rồi dùng khăn lau sạch các chất đàm, nhớt.
  • Cho trẻ uống một cốc nước ấm (có thể pha thêm chút muối) rồi tiếp tục cho trẻ nôn bao giờ ra sạch thì thôi.
  • Sau khi sơ cứu xong, đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán.

Tiểu kết

Rõ ràng hai cây ngô đồng (ngô đồng cảnh và ngô đồng phong thủy) có đặc điểm và ý nghĩa khác hẳn nhau nhưng đang bị nhầm lẫn khá nghiêm trọng.

Người xưa đủ tinh tế để không chọn giống cây có độc lại chỉ cao 100cm đưa vào trong truyền thuyết làm nơi trú ngự của loài chim quyền quý bậc nhất thiên hạ.

Hy vọng những thông tin Phong Thủy Nhà Xinh chia sẻ giúp bạn hiểu đúng ý nghĩa phong thủy khi trồng cây ngô đồng trong nhà. Kể từ bây giờ, hễ có ai hỏi: Ngoài hoa mẫu đơn, loài cây thường xuất hiện trong các bức tranh Phượng Hoàng là cây gì? Bạn hoàn toàn có thể trả lời ngay được: Đó là cây ngô đồng phong thủy (cây ngô đồng thân gỗ).

Đăng bởi: Thọ Nguyễn Quang