Bạn đang xem bài viết Hoa Dã Quỳ: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Afarm.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hoa dã quỳ gắn với một sự tích cảm động về tình yêu đôi lứa rất cảm động và loài hoa này rất nổi tiếng ở Đà Lạt với những cung đường hoa nở rộ. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn về sự tích, ý nghĩa, cách trồng cũng như những cung đường ngắm hoa nhé!
Cây hoa dã quỳ là gì?
Nguồn gốc, ý nghĩa hoa Dã Quỳ
Hoa dã quỳ còn có nhiều tên gọi như hoa sơn quỳ, hoa cúc quỳ, hoa quỳ dại, hoa cúc Nitobe, hoa hướng dương dại, hoa hướng dương Mexico, hoa cúc Nitobe.
Loài hoa này có tên gọi trong khoa học là Tithonia Diversifolia, thuộc họ nhà Cúc (Asteraceae).
Đặc điểm, phân loại hoa Dã Quỳ
Hoa dã quỳ có 3 loại: Hoa dã quỳ vàng, hoa dã quỳ đỏ và hoa dã quỳ trắng. Tuy nhiên, hoa dã quỳ trắng và đỏ rất hiếm, còn hoa màu vàng có mặt ở khắp mọi nơi.
Đặc biệt, ở Đà Lạt có rất nhiều hoa dã quỳ màu vàng bởi vì khí hậu thời tiết thích hợp cho sự phát triển của hoa và cũng được trồng rộng ở nhiều tỉnh thành khác trên khắp đất nước.
Thông thường, hoa dã quỳ sẽ nở vào cuối tháng 10 – đầu tháng 11. Hoa thường nở rộ và đẹp nhất là vào tháng 11. Thời gian hoa nở rộ khoảng từ 2 – 3 tuần.
Sự tích và ý nghĩa hoa dã quỳ
Sự tích hoa dã quỳ
Loài hoa này khởi đầu từ câu chuyện tình yêu cảm động của đôi lứa. Chuyện kể rằng, vào một năm trời có khí hậu nóng khắc nghiệt tới mức hạn hán làm cho vạn vật trên trái đất đều bị khô héo.
Lúc đó, xuất hiện một chàng trai trẻ vì thương dân làng phải sống khó khăn dưới thời tiết nắng nóng không có nước nên đã quyết định từ biệt người yêu để đi tìm nguồn nước cho dân làng.
Ngày lại qua ngày, cô gái ngồi bên dòng suối trông mong, chờ đợi người yêu quay trở về, thời gian cứ như thế trôi qua từ mùa này qua mùa khác.
Bỗng nhiên đến một ngày, cô gái ngồi chờ đến tận tối nhưng vẫn không thấy người yêu của mình quay về, cô bỗng sinh lòng lo lắng rồi quyết định chạy đi tìm chàng. Thế nhưng cô đi mãi vẫn không tìm thấy người yêu của mình ở đâu dù đã đi qua hết mười mấy ngọn núi, mười mấy con suối. Dù khó khăn, mệt mỏi như thế nhưng cô gái vẫn không dừng lại mà vẫn cứ mãi đi tìm, đi đến sức cùng lực kiệt rồi ngã xuống.
Về sau, tại chính cái nơi mà cô gái đã ngã xuống, có một loài hoa lạ mọc lên có màu vàng rực. Loài hoa này được mọi người đặt tên là hoa dã quỳ.
Vì vậy, dã quỳ là loài hoa thể hiện cho tình yêu chung thủy và sức sống mãnh liệt.
Ý nghĩa hoa dã quỳ
Cứ mỗi lần nhìn thấy hoa dã quỳ nở là dấu hiệu của mùa đông đang đến gần vì hoa thường nở vào đầu đông.
Cây dã quỳ thường quen sống ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt như khô cằn hoặc sỏi đá sẽ rất dễ mọc và phát triển nhanh. Chính vì vậy, những đóa hoa dã quỳ tượng trưng cho tình yêu mãnh liệt, thủy chung và thể hiện sức sống mạnh mẽ, bền bỉ với thời gian.
Ngoài ra, dã quỳ còn có ý nghĩa tỏ ý thán phục, yêu quý và trân trọng hoặc thể hiện lòng kiêu hãnh khó có thể khuất phục được.
Cách trồng và chăm sóc hoa Dã Quỳ
Cách trồng hoa Dã Quỳ tại nhà
Chuẩn bị
Vật dụng: Khay ươm, chậu
Phương pháp trồng: Khi trồng hoa dã quỳ bằng hạt, bạn cần chọn những hạt giống chất lượng, có độ chắc mẩy, không bị sâu bệnh. Nên mua hạt giống hoa dã quỳ tại các cửa hàng bán hạt giống có uy tín.
Đất trồng: Đất có độ tơi xốp, khả năng thoát nước và đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, độ pH từ 6 – 6.5 tránh những nền đất trũng, đất chua, ẩm thấp.
Cách trồng
Thời gian phù hợp để trồng hoa dã quỳ là vào cuối mùa hè hoặc đầu đông.
Chúng ta có thể gieo hạt trực tiếp vào khay ươm hoặc đất vườn nhà mình. Sau đó, chúng ta phủ một lớp đất mỏng lên trên và tưới nước để cấp đủ độ ẩm cho đất.
Sau một thời gian, khi thấy hạt giống nảy mầm và phát triển thành cây con thì chúng ta có thể trồng vào đất hoặc các chậu cây.
Nhưng chúng ta cũng cần phải lưu ý, nên đặt cây con ở những nơi có bóng mát hoặc râm mát. Trước khi trồng cần phải làm luống, đào hố và tưới nước rồi mới đặt cây con vào trồng, sau đó lấp đất phủ rễ cây và dùng tay ấn nhẹ xung quanh gốc cây. Cuối cùng, phủ quanh gốc một lớp rơm và tưới một ít nước cho cây.
Nếu chúng ta muốn trồng cây trong chậu thì việc đầu tiên cần phải cho cây con đã qua xử lý nấm bệnh vào chậu cao cách miệng chậu khoảng 5-7cm. Trồng cây sao cho cây phân bố đều xung quanh chậu để khi cây ra tán đều. Lưu ý không trồng cây quá sát vào thành chậu.
Cách chăm sóc hoa Dã Quỳ
Dã quỳ rất dễ chăm. Hoa phù hợp trồng ở nhiệt độ 15 – 30 độ C. Khi thời tiết nắng nóng thì nên đưa chậu vào những nơi có bóng mát để cây có thể phát triển và hoa sẽ tươi hơn.
Lúc mới đầu trồng hoa, cần phải thường xuyên tưới nước cho cây vì cây vẫn còn yếu cần nước để đi nuôi cơ thể sinh trưởng và giúp cho bộ rễ cứng cáp hơn. Mỗi tuần bạn nên tưới 2-3 lần và dùng bình phun để tưới nước cho cây.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc hoa Dã Quỳ
Thường xuyên làm cỏ, xới đất và vun luống lúc cây hoa còn nhỏ và bấm, tỉa cành và loại bỏ các nhánh không cần thiết.
Mỗi năm, bón phân định kỳ cho cây từ 2-3 lần để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi cây, quan trọng là giai đoạn cây chuẩn bị nở hoa. Chúng ta sử dụng phân bón NPK với nước hòa tan rồi tưới vào gốc hoa. Hòa tan lượng phân vừa đủ không nên bón quá nhiều vì sẽ làm cho cây phát triển về bộ lá, không nở hoa nhiều.
10 hình ảnh đẹp về hoa Dã Quỳ
Đèo Prenn và cao tốc Liên Khương
Cung đường gần trung tâm nhất Dinh III – Hồ Tuyền Lâm – Đường hầm đất sét
Đà lạt – Làng hoa Vạn Thành – Thung Lũng Vàng
Trại Mát – Cầu Đất – Thị Trấn Dran
Đà Lạt – Cầu Đất – Đơn Dương – Phi Nôm – Tu Tra
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu sâu sắc hơn loài hoa dã quỳ cũng như cách trồng, cách chăm bón và bỏ túi cho những những cung đường ngắm hoa đẹp ở Đà Lạt nhé!
Afarm.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hoa Dã Quỳ: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Afarm.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.