Có 5 loại cây rất tốt theo phong thủy nhà ở. Chỉ cần trồng trước cửa nhà sẽ giúp con cháu phú quý đời đời.
Cây lựu
“Phía Đông trồng lựu là vàng, phía Tây trồng hồng là bạc” từ rất lâu đã trở thành câu nói nổi tiếng được truyền tụng từ đời này qua đời khác. Ngụ ý của câu này là nếu trồng cây lựu ở phía Đông và trồng cây hồng ở phía Tây thì gia đình sẽ có nhiều vàng bạc, giàu có. Chính vì vậy mà cây lựu được rất nhiều người ưa chuộng.
Trên thực tế, cây lựu không kén môi trường sinh trưởng, rất dễ sống nên được mọi người thích trồng. Ngoài ra, loại cây không chỉ có sức sống mãnh liệt mà về hình thức trông cũng rất tao nhã. Hoa lựu có màu đỏ rực rõ, khi nở thành quả, chúng lủng lẳng trên cành tạo cho người ta cảm giác phấn chấn, sung túc và hạnh phúc.
Đối với mỗi người, cây lựu có nhiều giá trị. Chúng vừa có thể làm cảnh mà quả lựu có thể ăn. Khi chín quả lựu không chỉ to mà còn có màu đỏ tươi, hương vị thanh mát. Nên đây là loại quả mà nhiều người muốn thưởng thức.
Hơn nữa, quả lựu cũng mang một ý nghĩa đặc biệt. Cha ông ta thời xưa rất coi trọng việc thừa kế dòng dõi. Mà quả lựu rất nhiều hạt nên chúng có ý nghĩa tượng trưng cho ‘con đàn cháu đống’, nhiều phước lành.
Cây Hồng
Thời xưa, cây hồng còn được gọi là “Thất tuyệt” (7 điều tuyệt đối). Một là trường thọ, hai là bóng râm, ba là thêm bóng râm, bốn là không có côn trùng, năm là có thể thưởng ngoạn, sáu là quả, bảy là có cành lá sum suê.
Chính vì có nhiều lợi ích như vậy nên cây hồng được săn đón thời xưa.
So với các loại cây khác, hồng có tuổi thọ khá cao, có thể bắt gặp những cây hồng hàng trăm tuổi ở mọi nơi. Điều đáng nói càng lâu thì hồng càng ra nhiều quả, lúc chín có màu đỏ tươi, nhìn đẹp và khí thế.
Từ đó mà những người cầu mong có con cháu đầy nhà rất thích cây hồng, ‘trĩu quả’ mang ý nghĩa là nhà có con cháu đầy đàn, của cải, tài lộc dồi dào dài lâu.
Bạch quả
Mỗi khi mùa thu đến, lá của cây bạch quả sẽ chuyển sang màu vàng rất giống với màu vàng mà mọi người ưa thích nên có tên là “cây vàng”.
Trong nhiều loại cây, cây bạch quả được coi như là báu vật. Tên gọi khác của bạch quả là Ngân Hạnh – giống cây quý hiếm. Lá cây vào mùa thu có màu vàng rực rỡ, vốn là loài cây nhiều lá nên khi chuyển sang màu vàng người ta thường bị vẻ đẹp tráng lệ này cuốn hút.
Mọi người thường cho là màu vàng kim của lá bạch quả giống với màu vàng bạc. Do vậy nên người xưa thường hay trồng cây bạch quả để mong gia đình được giàu sang, phú quý.
Táo tàu
Cây táo tàu là một trong những loại cây thường gặp ở các sân đình nông thôn xưa, hàng năm cây táo tàu không chỉ mang lại cho người dân lợi ích về kinh mà còn có giá trị làm cảnh cao.
Quả táo tàu có vị ngọt thanh, mang giá trị dinh dưỡng cao. Người xưa coi đây như là một vị thuốc thần. Trong y học, táo tàu giúp cải thiện giấc ngủ, ngăn ngừa ung thư, điều hòa lưu thông máu… Đó là lý do vì sao người xưa thường nói ‘ăn ba quả mỗi ngày, trẻ khỏe mãi không già’.
Bên cạnh những giá trị thiết thực đó, cây táo tàu còn được mọi người đặt cho ý nghĩa là “sớm sinh quý tử”. Đồng thời, táo tàu còn mang biểu tượng của sự tốt lành, làm ăn phát tài, phát lộc .
Hoa mộc quế
Dân gian có câu ‘Trước cửa có quế thơm, trong nhà có quý nhân’. Từ câu nói này có thể thấy người xưa quan niệm rằng, cây quế hoa được xem như quý nhân, dùng để chỉ người trong nhà cao sang cũng ngụ ý ra khỏi cửa sẽ gặp quý nhân.
Khi nhắc đến loài cây này, người ta thường nghĩ hay đến mùi hương của nó. Cứ tháng 8 hàng năm, hoa quế bắt đầu nở rộ, ngào ngạt mùi hương thoang thoảng dịu mát khiến người ta sảng khoái.
Ngoài những giá trị trên, loài cây này còn có giá trị thiết thực khác. Quế hoa có thể làm trà có tác dụng dưỡng nhan. Hơn nữa, người ta thường dùng hoa quế làm thuốc giải cảm, an thần.
Có thể nói, quan niệm thời xưa không hẳn là mê tín, lạc hậu. Nó mang trong mình vẻ đẹp của một nền văn hóa cổ xưa. Ngày nay, nhiều gia đình vẫn ảnh hưởng những quan niệm này. Ngoài việc làm cảnh, năm loại cây vẫn mang ý nghĩa tài lộc, phú quý cho mọi người. (Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo).
Đăng bởi: Văn Đinh