- Cây nguyệt quế là cây gì?
- Nguồn gốc xuất xứ của cây nguyệt quế
- Đặc điểm nổi bật của cây nguyệt quế
- Phân loại cây nguyệt quế phổ biến hiện nay
- 12 công dụng của cây nguyệt quế đối với sức khỏe và làm đẹp
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
- Tốt cho hệ tiêu hóa
- Tốt cho sức khỏe tim mạch
- Hỗ trợ điều trị đái tháo đường
- Làm giảm, ngăn ngừa stress
- Chứa chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa lão hóa
- Tăng cường miễn dịch cơ thể
- Lá cây nguyệt quế giúp trị gàu
- Tốt cho hệ hô hấp
- Giúp hỗ trợ giấc ngủ ngon
- Hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu
- Lá cây nguyệt quế được dùng nhiều trong các món ăn
- Cách trồng và chăm sóc cây nguyệt quế
- Các cách trồng cây nguyệt quế đơn giản
- Hướng dẫn cách chăm sóc cây nguyệt quế
- Cây nguyệt quế trong phong thủy
- Cây nguyệt quế có ý nghĩa gì trong phong thủy
- Cây nguyệt quế hợp tuổi gì?
- Cây nguyệt quế hợp mệnh gì?
- Hỏi đáp về cây nguyệt quế
- Quả cây nguyệt quế có ăn được không?
- Hoa nguyệt quế có làm trà được không?
- Hoa nguyệt quế có độc không?
- Một số hình ảnh về các loại cây nguyệt quế nổi bật hiện nay
Cây nguyệt quế là một loại cây “nhỏ mà có võ” được ưa chuộng rất nhiều hiện nay bởi các công dụng của lá nguyệt quế mang lại là không hề ít. Với vẻ đẹp mộc mạc, giản dị cùng mùi hương dễ chịu, cây nguyệt quế vừa làm cây phong thủy, vừa có tác dụng chữa bệnh và còn là một loại gia vị được sử dụng nhiều hàng ngày trong việc chế biến các món ăn. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của giavi.net để tìm hiểu về loại cây này nhé.
Cây nguyệt quế và những điều cần biết
Cây nguyệt quế là cây gì?
Nguồn gốc xuất xứ của cây nguyệt quế
Cây nguyệt quế có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, loại lá này có mùi hương nhẹ nhàng, dễ chịu, mang lại nhiều công dụng khác nhau. Lá cây nguyệt quế vừa có tác dụng chữa bệnh, lại còn là một trong những loại gia vị để chế biến món ăn.
Đặc điểm nổi bật của cây nguyệt quế
Cây nguyệt quế là loại cây thân gỗ có độ cao từ 2-6m. Lá có màu xanh lục, hình bầu dục, dày và nhẵn bóng.
Ngoài ra, cây nguyệt quế còn có hoa và quả. Hoa nguyệt quế mọc từ nách lá ra vô cùng độc đáo, hoa có màu trắng sau đó một thời gian sẽ chuyển màu hơi vàng và đặc biệt tỏa ra một mùi hương thơm vô cùng đặc trưng.
Đặc điểm đặc trưng về nguyệt quế
Bên cạnh đó, quả nguyệt quế sẽ có màu xanh và những đốm nhỏ xuất hiện ngay từ những ngày quả nguyệt quế còn non và dần các đốm đó sẽ chuyển sang màu cam cho tới khi chín đỏ.
Phân loại cây nguyệt quế phổ biến hiện nay
Nguyệt quế hiện có 3 loại được trồng phổ biến:
- Nguyệt quế lá nhỏ: Đây là loại lá nguyệt quế có kích thước lá và thân cây nhỏ, được ưa chuộng để làm cây cảnh trang trí, loại cây này được coi là cây Nguyệt quế ở hàng hiếm và có quý, có giá trị cao trong các loại.
- Nguyệt quế lá lớn: Loại này có kích thước lá và thân cây lớn, có khả năng chịu hạn và sinh trưởng, phát triển tốt ở môi trường đất phù sa.
- Nguyệt quế lá nhỏ thân xoăn: Nguyệt quế lá nhỏ thân xoăn có chiều cao khoảng 40cm, thân xoắn lạ mắt, độc đáo. Nguyệt quế thân xoắn có bộ rễ rất đẹp và hiếm gặp. Do đó, đây là một loài cây được người ta săn đón và tìm mua rất nhiều.
12 công dụng của cây nguyệt quế đối với sức khỏe và làm đẹp
Hãy cùng giavi.net tìm hiểu về các công dụng của lá nguyệt quế phục vụ cho đời sống của con người như thế nào nhé.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Lá nguyệt quế có công dụng rất tốt trong việc giảm đường huyết, cholesterol và lượng triglycerid trong cơ thể người bị tiểu đường một cách hiệu quả. Những người mắc bệnh này thì nên sử dụng bột nguyệt quế trong vòng khoảng 30 ngày sẽ giảm thiểu tình trạng bệnh tiểu đường.
Cây nguyệt quế hỗ trợ trị bệnh tiểu đường rất tốt
Tốt cho hệ tiêu hóa
Trong lá nguyệt quế có các enzyme giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, đặc biệt tốt cho những người bị hội chứng ruột kích thích. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy loại bỏ những độc tố dư thừa ra khỏi cơ thể con người, điều trị các bệnh về tiêu hóa như ợ chua hay đầy hơi…
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Thành phần hóa học trong lá này có chứa một loại acid caffeic. Đây là hoạt chất có tác dụng loại bỏ cholesterol xấu, giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch. Vì thế, các nhà khoa đã ứng dụng chiết xuất của nó để điều chế các loại thuốc giúp hỗ trợ điều trị tim mạch.
Cây nguyệt quế rất tốt cho tim mạch
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Các nhà khoa học đã chỉ ra chỉ cần 3g lá nguyệt quế mỗi ngày sẽ làm giảm lượng glucose trong cơ thể đi nhiều. Hơn nữa trong lá nguyệt quế còn có các hoạt chất giúp hỗ trợ điều trị đái tháo đường. Nhất là người đang ở giai đoạn 2.
Làm giảm, ngăn ngừa stress
Mùi thơm từ tinh dầu lá nguyệt quế hoặc khói đốt từ lá nguyệt quế là cách giúp bạn thư giãn hiệu quả. Bạn sẽ loại bỏ được sự căng thẳng. Thay vào đó là sự thoải mái, tỉnh táo.
Chứa chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa lão hóa
Lá nguyệt quế là giúp cải thiện làn da của bạn. Các vitamin A và vitamin C trong lá nguyệt quế giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống oxy hóa hiệu quả.
Tăng cường miễn dịch cơ thể
Trong lá nguyệt quế có chứa rất nhiều vitamin C rất tốt hệ miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, vitamin C có tác dụng chống oxy hóa một cách mạnh mẽ. Từ đó giúp cơ thể tăng sức đề kháng và nâng cao sức khỏe.
Lá cây nguyệt quế giúp trị gàu
Lá cây nguyệt quế lại có công dụng tốt trong việc trị gàu. Chiết xuất từ lá cây nguyệt quế có công dụng đánh bay gàu và nhiều bệnh nấm da đầu khác. Bạn chỉ cần nấu nước lá nguyệt quế để gội đầu 2 lần/tuần. Hoặc sử dụng tinh dầu nguyệt quế để ủ tóc từ 20-30 phút, vừa ủ vừa massage da đầu. Sau đó bạn xả lại bằng nước sẽ thấy gàu nhanh chóng biến mất.
Tốt cho hệ hô hấp
Bạn có thể dùng lá tươi hay khô thậm chí cả tinh dầu cũng được. Nấu nước để làm nước xông hơi sẽ làm chất nhầy ở phổi bị đẩy ra. Đường hô hấp được lưu thông. Đặc biệt, người bị hen suyễn hay dị ứng thì sử dụng rất tốt.
Giúp hỗ trợ giấc ngủ ngon
Để có giấc ngủ ngon hơn, tiến hành nhỏ trực tiếp vài giọt tinh dầu lên gối hoặc sử dụng máy khuếch tán tinh dầu trước khi đi ngủ nửa tiếng sẽ giúp ngủ sâu giấc hơn, ngon hơn. Tinh thần cũng sảng khoái và thoải mái hơn sau mỗi buổi sáng thức dậy.
Hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu
Để ngăn chặn và điều trị bệnh về đường tiết niệu có thể sử dụng lá nguyệt quế bằng cách pha sữa cùng với bột nguyệt quế đã được chế biến sẵn sẽ ngăn ngừa và điều trị cải thiện viêm đường tiết niệu.
Lá cây nguyệt quế được dùng nhiều trong các món ăn
Lá cây nguyệt quế là một loại gia vị giống như vỏ quế, đinh hương, tiểu hồi hay hạt thì là. Nó có hương thơm rất dễ chịu, được dùng nhiều trong các món ăn như các món nướng, món sốt, súp, món lẩu. Lá nguyệt quế không chỉ làm tăng gia vị cho các món ăn ngon mà nó còn giúp có tác dụng tốt cho cơ thể và kích thích hệ tiêu hoá.
Món ăn ngon từ cây nguyệt quế
=>Xem chi tiết 12 món ăn ngon từ lá nguyệt quế. Bạn sẽ phải vào bếp nấu ngay để thưởng thức.
Cách trồng và chăm sóc cây nguyệt quế
Các cách trồng cây nguyệt quế đơn giản
Có nhiều cách để trồng cây nguyệt quế:
– Cách gieo hạt: Bạn hãy chọn những hạt giống đẹp, chắc mẩy, không bị sâu, mốc. Đem ngâm với nước sau đó vớt ra để ráo nước đem ủ cho nứt vỏ hạt rồi đem đi trồng.
– Cách chiết cành: Là phương pháp được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Cần chọn một cây mẹ to, khỏe mạnh không bị sâu bệnh. Sau đó chọn một cành vừa phải, không quá to để tiến hành chiết cành. Sau đó bạn sẽ thu được một cây giống với khả năng sinh trưởng tốt.
– Cách ghép cành: Là phương pháp chọn một gốc mọc thẳng, gốc to và không bị sâu bệnh sau đó tiến hành ghép mắt.
– Cách giâm cây: Là phương pháp đào cả rễ cây lẫn gốc, chặt bỏ ngọn cây chỉ để lại 2 đến 3 mét chiều cao của thân. Sau đó chặt những đoạn rễ cây dài mang đi giâm. Qua thời gian chăm sóc kỹ lưỡng cây sẽ ra rễ mới và sinh trưởng bình thường.
Sau khi chọn lựa được cách trồng phù hợp, chúng ta sẽ phải chọn loại đất trồng đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của cây như sau:
– Cây nguyệt quế là loài cây này không kén đất, tuy nhiên để đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất thì nên chọn trồng ở đất thịt có độ mùn cao và thoát nước tốt.
– Đất có độ pH thích hợp nhất với cây là từ 5 – 7.
Hướng dẫn cách chăm sóc cây nguyệt quế
Bất kỳ loài cây nào được trồng thì cũng cần được chăm sóc cẩn thận thì cây mới phát triển tốt. Với cây nguyệt quế cũng không ngoại lệ. Chúng ta sẽ tiến hành các bước chăm sóc dưới đây để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất:
Những bước chăm sóc cây hiệu quả nhất
– Trồng cây xong nên tưới nước đều đặn và đặt ở nơi có bóng mát, nếu trời nắng cần phải đảm bảo cây được che chắn.
– Sau đó 5-7 ngày, khi cây ra rễ sẽ tiến hành tưới dung dịch kích thích ra dễ
– Tiếp đó sẽ tiến hành bón phân cho cây, đảm bảo cây được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để phát triển tốt
– Đến giai đoạn ra những mầm non sẽ tiến hành bón phân chuồng để cây đâm chồi to và mạnh khỏe.
– Đặc biệt, cây nguyệt quế là loài cây ưa bóng mát nên cần tưới đẫm nước. Và mỗi lần tưới cần cách nhau từ 3 đến 5 ngày, không nên tưới liên tục.
Cây nguyệt quế trong phong thủy
Cây nguyệt quế có ý nghĩa gì trong phong thủy
Cây nguyệt quế khiến ta gợi nhớ đến những chiếc vòng nguyệt quế tượng trưng cho sự chiến thắng của những người đạt được vinh quang. Từ đó, cây nguyệt quế được biết đến như một loại cây mang lại may mắn, sự thành công. Ngoài ra, loại cây này còn được tin rằng có công dụng trừ tà ma, đuổi tà mang đến sự bình an cho ngôi nhà.
Cây nguyệt quế rất hợp phong thủy
Cây nguyệt quế hợp tuổi gì?
Theo phong thủy thì cây nguyệt quế rất hợp với những người tuổi Thân. Những người tuổi này nếu trồng cây nguyệt quế trong nhà sẽ được thêm sức mạnh và vươn đến được đỉnh cao của sự thành công, danh vọng.
Cây nguyệt quế hợp mệnh gì?
Cây nguyệt quế có màu xanh quanh năm nên rất thích hợp với người mệnh Mộc. Nếu người mệnh này trồng cây nguyệt quế sẽ mang đến sự thuận lợi trong công việc, làm ăn, tránh được những rủi ro, bất trắc.
Hỏi đáp về cây nguyệt quế
Quả cây nguyệt quế có ăn được không?
Quả nguyệt quế có tác dụng điều kinh, trị tiêu chảy, bạch đới, phù thũng; lá cây dùng làm gia vị. Quả có mùi thơm có tác dụng kiện vị, phát hãn.
Ngoài ra, trong quả nguyệt quế còn có thành phần In vitro, chống siêu khuẩn trái rạ, thủy bào chẩn, nhiều nơi còn dùng để trị ung thư.
Hoa nguyệt quế có làm trà được không?
Mặc dù khá xa lạ đối với thị trường hiện nay những công dụng mà hoa nguyệt quế mang lại cho sức khỏe của mỗi người là rất lớn.
Trà hoa nguyệt quế rất được ưa chuộng
Việc uống trà hoa nguyệt quế mỗi ngày sẽ giúp chúng ta như được thanh lọc cơ thể và các tác dụng khác như sau:
– Trà hoa nguyệt quế làm thanh nhiệt, bổ dương, có lợi cho người dương hư yếu, huyết áp cao, kể cả hoa mắt, chóng mặt, đau thắt lưng, ớn lạnh,…
– Trà hoa nguyệt quế làm ấm bụng có thể xua tan cảm lạnh và giảm đau, có thể được sử dụng để điều trị các chứng cảm mạo phong hàn, đau bụng, thoát vị lạnh, đau bụng, thấp khớp, đau cơ,…
– Đặc biệt, trà hoa nguyệt quế giúp làm trắng da, giải độc cơ thể, dưỡng ẩm đường ruột, giảm ho, giảm đờm, bổ phổi,…
Hoa nguyệt quế có độc không?
Hoa nguyệt quế là loại hoa không có độc, nếu sử dụng hoa nguyệt quế làm trà uống còn mang đến những công dụng rất tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nên lưu ý không được dùng quá liều sẽ có thể gây nên tình trạng ỉa chảy. Và nên thận trọng dùng cho các trường hợp tỳ và vị hư. Đặc biệt không dùng hoa nguyệt quế cho thai phụ.
Một số hình ảnh về các loại cây nguyệt quế nổi bật hiện nay
Hình ảnh cây nguyệt quế tươi tốt
Cây nguyệt quế được rất nhiều gia đình lựa chọn trồng
Một trong những loại cây cảnh được yêu thích
Loại cây mang đến những giá trị tích cực
Như vậy qua viết trên của Giavi, bạn đọc đã có những thông tin chi tiết nhất về cây nguyệt quế. Đặc biệt là những công dụng rất tốt cho sức khỏe. Vì thế hãy sở hữu ngay trong nhà một cây nguyệt quế để vừa mang lại phong thủy tốt và khi cần sử dụng để chữa bệnh hay làm gia vị chế biến các món ăn ngon bạn nhé. Hy vọng bài viết trên về lá nguyệt quế của chúng tôi hữu ích đến bạn đọc.
Đăng bởi: Ngụy Hiền