Cây ngô đồng: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà

Cây ngô đồng: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà

Bạn đang xem bài viết Cây ngô đồng: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Afarm.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Cây ngô đồng hay còn gọi là sen lục bình hay dầu lai lá sen là loại cây cảnh được nhiều người yêu thích. Cùng Afarm.vn khám phá về cây ngô đồng cũng như công dụng và cách trồng nó nhé!

Cây ngô đồng là cây gì?

Nguồn gốc, ý nghĩa cây ngô đồng

Cây ngô đồng gồm hai loại là ngô đồng thân gỗ và ngô đồng cảnh. Cây ngô đồng cảnh có tên khoa học là Jatropha podagrica, thuộc họ Euphorbiaceae (Đại kích), loài thực vật có hoa thuộc chi Dầu mè.

Cây ngô đồng có nguồn gốc từ Châu Mỹ, khác hẳn cây ngô đồng thân gỗ của phương Đông. Loài cây này thường được trồng nhiều ở nước ta với nhiều cái tên như dầu lai lá sen, cây dầu lai có củ, cây sen lục bình.

Cây ngô đồng: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhàCây ngô đồng cảnh có tên khoa học là Jatropha podagrica

Ý nghĩa của cây ngô đồng trong phong thủy

Trong phong thủy, cây ngô đồng cảnh mang vẻ đẹp tươi mát, lá cây nhìn tươi xanh giống lá sen, thân hình giống búp sen, hoa dạng cụm đỏ, nhìn bao quát cả cây như một búp hoa sen khổng lồ đầy đủ các bộ phận.

Cây ngô đồng biểu tượng cho sự sung mãn, trường tồn, trường thọ, như ý và cát tườngCây ngô đồng biểu tượng cho sự sung mãn, trường tồn, trường thọ, như ý và cát tường

Do hình dạng độc đáo người ta quan niệm rằng cây có khả năng xua được tà khí, hút vận may đến gia chủ, đồng thời hóa giải tai nạn, mang đến sự an lành. Ngoài ra, cây ngô đồng không cần chăm sóc nhiều chúng vẫn tỏa ra sức sống dạt dào nên nó biểu tượng cho sự sung mãn, trường tồn, trường thọ, như ý và cát tường.

Theo thuyết ngũ hành trong phong thủy, cây ngô đồng chuộng mệnh Mộc nên phù hợp với ai mệnh Hỏa, Mộc bởi Mộc vượng Hỏa, ai trồng cây này trong nhà sẽ thu hút nhiều dòng năng lượng tốt, may mắn trong công việc.

Đặc điểm, phân loại cây ngô đồng

Là loài có dạng thân mọng nước, chứa độc, phình ra như bình hoa, cao từ 40 đến 100m, có nhiều vết sẹo trên thân cũng như nhiều nhánh tỏa ra.

Lá của loại cây này không có lông, rộng, có chiều dài 10-20cm và 3-5 thùy hình oval. Hoa của loài này dạng chùm, có màu hồng nhạt hoặc vàng tùy loại, trên thân có cả hoa đực và hoa cái trên và chúng 5 cánh hoa.

Quả cây có hình bầu dục, chứa chất kịch độcQuả cây có hình bầu dục, chứa chất kịch độc

Quả cây có hình bầu dục, lúc còn non màu xanh khi chín màu vàng, khi chín thì sẽ nổ tung xa vài chục centimet và chứa chất kịch độc có thể gây chết người nếu ăn nhầm.

Khác với ngô đồng thân gỗ từ xưa tin rằng có thể thu hút phượng hoàng thì loài này chỉ thu hút được nhiều loại bướm. Tuy vậy, cây vẫn được trồng nhiều bởi ý nghĩa phong thủy cũng như công dụng trị bệnh của nó.

Cây ngô đồng thân gỗ, thuộc họ Cẩm quỳ, tên khoa học là Firmiana simplexCây ngô đồng thân gỗ, thuộc họ Cẩm quỳ, tên khoa học là Firmiana simplex

Còn cây ngô đồng thân gỗ, thuộc họ Cẩm quỳ, tên khoa học là Firmiana simplex, thuộc họ Sterculiaceae (Trôm), loài này có nguồn gốc từ Trung Quốc và các nước Đông Á, sau này được phổ biến trên thế giới như Châu Âu và Bắc Mỹ.

Cây có khả năng sinh trưởng cao, ưa sáng, thích ứng tốt ở vùng núi đá vôi, đất chua hoặc trung tính. Ở nước ta, cây ngô đồng được trồng nhiều ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế.

 Tác dụng của cây ngô đồng

Tác dụng đối với sức khỏe

Cây ngô đồng cảnh được dùng để làm thuốc chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau như làm thuốc tẩy, gây nôn, trị táo bón và lợi sữa rất hiệu quả. Đặc biệt, nó thường dùng để chuyên trị các bệnh như sau:

Dùng để trị mụn nhọt

Nhựa cây ngô đồng chứa lượng lớn độc tính, tuy nhiên theo bài thuốc dân gian nếu dùng hợp lý có thể dùng để giảm tình trạng sưng tấy và mưng mủ của các vết mụn. Bạn chỉ sử dụng một ít nhựa cây, bôi lên vùng mụn, đợi khô thì rửa lại với nước sạch.

Nhựa cây ngô đồng dùng để giảm tình trạng sưng tấy và mưng mủ của các vết mụnNhựa cây ngô đồng dùng để giảm tình trạng sưng tấy và mưng mủ của các vết mụn

Nhựa cây còn có thể cải thiện tình trạng vết ghẻ lở và một số bệnh ngoài da ngứa nữa đấy, chú ý khi dùng thì đừng để nhựa trúng vào mắt vì nó chứa nhiều độc khá nguy hiểm, cũng như bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia y tế nếu muốn sử dụng để tránh tác dụng không mong muốn.

Ngừa nhiễm trùng và cầm máu

Nhựa cây ngô đồng còn có thể cầm máu, chống nhiễm trùngNhựa cây ngô đồng còn có thể cầm máu, chống nhiễm trùng

Hơn nữa, nhựa cây ngô đồng còn có thể cầm máu, chống nhiễm trùng. Người xưa đã dùng nhựa cây ngô đồng bôi lên vết thương cho kín, khi khô lại nó sẽ bịt kín vết thương và có khả năng khử khuẩn, hỗ trợ lành vết thương.

Có tác dụng bồi bổ sức khỏe

Cây ngô đồng còn có ứng dụng trong điều trị bệnh phong thấp, sưng hạch, ho gà. Thân cây ngô đồng nếu ngâm với rượu có khả năng bổ thận tráng dương hiệu quả.

Cây ngô đồng còn có ứng dụng trong điều trị bệnh phong thấp, sưng hạch, ho gàCây ngô đồng còn có ứng dụng trong điều trị bệnh phong thấp, sưng hạch, ho gà

Còn cây ngô đồng thân gỗ, lá cây được dùng với liều lượng nhỏ có chữa bệnh trĩ, loét cũng như hạt được dùng trong điều chế thuốc kháng histamine, có thể ăn được nếu biết cách chế biến.

Tác dụng đối với đời sống

Cây ngô đồng được dùng như một loại cây cảnh để trang trí sân vườn, thanh lọc không khí khá hiệu quả.

Cây ngô đồng được dùng như một loại cây cảnh để trang trí sân vườnCây ngô đồng được dùng như một loại cây cảnh để trang trí sân vườn

Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn thận và để ý nếu nhà có trẻ con, bởi trừ rễ với lá thì cả cây này chứa lượng lớn chất độc có thể gây chất người như hexane, methanol, chloroform và tetramethylpyrazine, đặc biệt là chất độc curcin.

Nếu ăn nhầm sẽ có những triệu chứng như đau rát họng, đau bụng, chóng mặt, buồn nôn và không cứu trị kịp thời dễ gây chết người.

Cách trồng và chăm sóc cây ngô đồng

Cách trồng cây ngô đồng tại nhà

Thông thường người ta trồng cây ngô đồng bằng cách ghép cành hoặc gieo hạt. Tuy nhiên, trồng bằng cách gieo hạt cho ra cây giống chất lượng hơn. Dưới đây là cách trồng cây ngô đồng bằng hạt.

Bước 1 Chuẩn bị hạt giống

Cây ngô đồng cảnh cho ra nhiều hạt nên bạn lựa những hạt to tròn, không bị sâu bệnh dùng làm hạt giống. Sau đó, mang hạt đi ngâm nước ấm 30 – 40 độ trong 30 phút để hạt mau nảy mầm khi trồng, rồi vớt ra bao lại bằng khăn ấm trong 1 ngày, khi hạt nứt ra thì mang đi trồng.

Cây ngô đồng cho ra nhiều hạt nên bạn lựa những hạt to trònCây ngô đồng cho ra nhiều hạt nên bạn lựa những hạt to tròn

Bước 2 Trồng cây ngô đồng

Tiếp đó, bạn cho hạt vào chậu có chuẩn bị sẵn đất hoặc vị trí mong muốn ngoài vườn. Lấp 1 ít đất mỏng phía trên chừng 1 – 2 cm và tưới nước sau 2 ngày, chừng 1-2 tuần sau hạt sẽ nảy mầm.

Bạn cho hạt vào chậu có chuẩn bị sẵn đất hoặc vị trí mong muốn ngoài vườnBạn cho hạt vào chậu có chuẩn bị sẵn đất hoặc vị trí mong muốn ngoài vườn

Cách chăm sóc cây ngô đồng

Cây ngô đồng dễ chăm sóc, do đó bạn sẽ không tốn nhiều thời gian để chăm bón cho cây mà vẫn có được không gian tươi xanh, không khí trong lành. Tuy vậy, bạn cũng chú ý một số điều sau đây để cây phát triển tốt nhất có thể.

Cây ngô đồng dễ chăm sóc, do đó bạn sẽ không tốn nhiều thời gian để chăm bónCây ngô đồng dễ chăm sóc, do đó bạn sẽ không tốn nhiều thời gian để chăm bón

  • Đây là loài có thân mọng nước nên không nhu cầu nước nhiều nên bạn tưới cây không cần quá thường xuyên, chỉ cần tưới quanh gốc cây để duy trì độ ẩm là được.
  • Cây ngô đồng rất ưa sáng, vì thế vị trí đặt cây ở nơi nhiều ánh sáng và thoáng đãng, tránh đặt nơi râm mát rất dễ làm cây úng gốc, rụng lá, không sinh trưởng tốt.
  • Về vấn đề sâu bệnh thì bạn không cần quá lo lắng, toàn thân cây trừ lá, rễ ra thì đều có độc cả, rất ít loài sâu bệnh tồn tại trên thân cây quá lâu. Cây chỉ dễ bị úng gốc, héo lá, nên bạn chỉ lưu ý tưới nước và ánh sáng mà thôi, nếu thấy cây bị úa lá thì cắt bỏ, bón thêm ít phân NPK cho cây là được.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây ngô đồng

  • Nếu chọn mua hạt giống, cây giống tại những cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng, cây phát triển tốt.
  • Chọn chậu trồng cây có kích thước phù hợp vì khi cây ngô đồng lớn, rễ sẽ phình to ra.
  • Sau khi trồng cần có dụng cụ che chắn để tránh tình trạng cây mất nước.
  • Khi cây đã cứng cáp, tưới đủ nước và cho cây ở nơi có ánh sáng vừa đủ.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây ngô đồngLưu ý khi trồng và chăm sóc cây ngô đồng

10 hình ảnh đẹp về cây ngô đồng

Hoa ngô đồngHoa ngô đồng

Cây ngô đồng Cây ngô đồng

Trái ngô đồngTrái ngô đồng

Cây ngô đồng nonCây ngô đồng non

Hoa ngô đồng khoe sắcHoa ngô đồng khoe sắc

Cây ngô đồng dưới áng nắngCây ngô đồng dưới áng nắng

Cây ngô đồng và đọt nonCây ngô đồng và đọt non

Cây và quả ngô đồngCây và quả ngô đồng

Cận cảnh vẻ đẹp cây ngô đồngCận cảnh vẻ đẹp cây ngô đồng

Bên trên là một số điểm đặc biệt về cây ngô đồng, mong qua bài viết trên bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích và thú vị.

Afarm.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cây ngô đồng: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Afarm.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.