Cây lan đô: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà

Cây lan đô: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà

Bạn đang theo dõi bài viết Cây lan đô: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Afarm Bạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Bạn có biết cây lan đô la là cây gì, ý nghĩa và cách trồng cây lan đô la hay chưa? Hãy cùng Afarm tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Cây đô la là loại cây thường được nhiều người trồng để trang trí, tăng thêm vẻ đẹp và sự sang trọng cho ngôi nhà. Trong bài viết sau, Afarm sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về cây lan đô la.

Cây lan đô la là cây gì?

Nguồn gốc, ý nghĩa cây lan đô

Cây lan đô la tên khoa học là Dischidia Milnei, hay còn được biết đến với tên gọi cây đô la. Đây là loại cây thuộc họ Phong Lan (Orchid), có nguồn gốc từ các nước châu Âu.
Cây lan đô: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhàCây lan đô la là cây gì?

Ý nghĩa của cây lan đô la

Nhiều người quan niệm rằng, cây lan đô la là loại cây thể hiện sự sung túc, kinh tế ổn định, tiền bạc dồi dào, các mối quan hệ với đối tác tốt đẹp. Treo giỏ cây trong nhà sẽ giúp bạn làm ăn thuận buồm xuôi gió, đồng thời giúp gia đình luôn thịnh vượng, đoàn kết và hòa thuận.
Ý nghĩa của cây lan đô laÝ nghĩa của cây lan đô la

Đặc điểm, phân loại cây lan đô la

Cây đô la là một loại cây thân leo. Thân cây mềm, có màu xanh bóng mượt và buông rủ xuống. Nếu để dây leo tự nhiên, dây leo của cây có thể có độ dài lên đến 5m.
Lá cây rất dày và mọng nước, có hình bầu dục hoặc hình tròn, thường mọc đối nhau. Khi ở trong bóng mát, lá cây sẽ có màu xanh lục và sẽ đậm màu hơn khi ở ngoài ánh sáng. Ngoài ra, loài cây này có tuổi thọ khá cao và không nở hoa.

Tác dụng của cây lan đô la

Tác dụng của cây lan đô laTác dụng của cây lan đô la
Ngoài ý nghĩa phong thủy, cây lan đô la còn có công dụng trang trí cho ngôi nhà của bạn. Với dáng cây nhỏ gọn, xinh xắn, cây lan đô la thường được trồng trong các chậu nhỏ có hình thù ngộ nghĩnh như vỏ trai, vỏ sò, gáo dừa,…
Cây cũng được trồng trong những chiếc giỏ treo được đan bằng tre hoặc đục thành khay từ gỗ, vừa chống thấm nước, chống mối mọt, lại vừa thân thiện với môi trường.
Cây đô la còn giúp tạo ra không gian xanh mát, mang đến bầu không khí trong lành và thanh lọc bụi bẩn cho ngôi nhà. Chính vì vậy, những giỏ cây lan đô la thường được đặt ở ban công, tầng thượng, hành lang hay cửa sổ.
Bạn cũng có thể trồng loài cây này trong các chậu có kích thước nhỏ để trang trí cho bàn làm việc, bàn học, giá sách, kệ tivi,… của mình.

 Cách trồng và chăm sóc cây lan đô la

Cách trồng cây lan đô la tại nhà

Vật dụng cần có
  • Khay, chậu đã cũ, hỏng (hoặc sọ dừa, vỏ sò…).
  • Đất thịt màu nâu đen tơi xốp
  • Vỏ trấu mục, xơ dừa mục
  • Gỗ mục đã qua xử lý
  • Phân hữu vi sinh.
Mẹo hay: Bạn có thể phủ một lớp sơn để trang trí bên ngoài chậu. Đồng thời, mỗi dụng cụ đều phải được đục lỗ ở đáy để giúp thoát nước nhanh khi mưa hoặc tưới nước quá nhiều.
Cách trồng cây lan đô la
Cây đô la chủ yếu được nhân giống bằng hai phương pháp là tách bụi và giâm cành:
Tách bụi:
Bước 1 Bạn chọn cây lan đô la mẹ to khỏe, có nhiều mầm con khỏe mạnh và cứng cáp.
Bước 2 Bạn dùng dao đã được khử trùng cắt cả phần đất và rễ tách khỏi thân cây mẹ.
Bước 3 Bạn bôi thuốc kích thích sinh trưởng cho cây và trồng xuống khay, chậu đã chuẩn bị sẵn, sau đó tưới nước để giữ ẩm cho giỏ cây.
Phương pháp tách bụiPhương pháp tách bụi
Giâm cành:
Bước 1 Bạn chọn một cành cây lan đô la có kích thước to rồi cắt một đoạn dài khoảng 20cm (chứa khoảng 4 mắt lá).
Bước 2 Bạn để khô mắt trong khoảng 6 giờ, sau đó bôi thuốc kích thích vào các đầu vết cắt.
Bước 3 Bạn trồng cành vào khay, chậu đã chuẩn bị sẵn.
Cách trồng cây lan đô laCách trồng cây lan đô la
Cách chăm sóc cây lan đô la
  • Sau khi trồng cây, bạn nên đặt cây vào những nơi ẩm mát nhưng vẫn đảm bảo có ánh sáng.
  • Vào mùa nóng, nhiệt độ cao trên 35 độ C, bạn có thể cho cây vào nhà lưới có hệ thống quạt gió hoặc làm mát tự động.
  • Bạn chỉ nên tưới nước cho cây khi phần đất trên mặt chậu khô nẻ, không nên tưới nước quá nhiều vì lá cây lan đô la thường mọng nước, khả năng giữ nước khá lâu.
  • Khi treo giỏ cây ở nơi gần điều hòa, bạn không nên tưới nước trực tiếp lên lá.
Cách chăm sóc cây lan đô laCách chăm sóc cây lan đô la

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây lan đô la

  • Nếu đặt cây ở nơi thiếu ánh sáng, mỗi ngày bạn cần mang cây ra ánh nắng buổi sáng hoặc chiều để cây quang hợp.
  • Khi thấy cây dần bị vàng đi, bạn có thể tưới hoặc bón bột đỗ tương khô nghiền nhỏ cho cây, sau đó vùi đất lên và tưới nước.
  • Bạn cũng có thể tưới thuốc điều hòa sinh trưởng cho cây, tuy nhiên mỗi năm chỉ tưới nhiều nhất là 3 lần.
  • Nếu thấy lá cây chuyển sang vàng, có nốt và đốm nhỏ, bạn cần tỉa bớt lá gốc để làm thoáng cây, ngăn ngừa sâu bệnh và các bào tử nấm gây hại.

5 hình ảnh đẹp về cây lan đô la

Cây lan đô la tên khoa học là Dischidia MilneiCây lan đô la tên khoa học là Dischidia Milnei
 cây đô la. Đây là loại cây thuộc họ Phong Lan (Orchid), có nguồn gốc từ các nước châu Âu cây đô la. Đây là loại cây thuộc họ Phong Lan (Orchid), có nguồn gốc từ các nước châu Âu
Đây là loại cây thuộc họ Phong Lan (Orchid), có nguồn gốc từ các nước châu ÂuĐây là loại cây thuộc họ Phong Lan (Orchid), có nguồn gốc từ các nước châu Âu
Cây đô la là một loại cây thân leo.Cây đô la là một loại cây thân leo
Lá cây rất dày và mọng nước, có hình bầu dục hoặc hình trònLá cây rất dày và mọng nước, có hình bầu dục hoặc hình tròn
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây lan đô la cũng như cách trồng cây chi tiết. Afarm chúc các bạn thực hiện thành công nhé.

Chọn mua rau, củ, trái cây tươi ngon, chất lượng bán tại Afarm nhé:

Afarm

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cây lan đô: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà do Afarm sưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.