- Tại sao phải ủ phân chuồng
- Cách ủ phân chuồng hoai mục
Phân chuồng là một trong những loại phân hữu cơ được sử dụng phổ biến hiện nay vì nó có chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn nữa giá thành lại rẻ phù hợp với kinh tế của nhiều gia đình. Tuy nhiên chúng ta phải biết cách ủ phân chuồng sao cho đúng thì mới có thể bón cho cây được bởi vì trong phân chuồng tươi có chứa nhiều loại nấm và vi khuẩn có thể gây hại cho cây trồng và còn gây ra mùi khó chịu. Vì thế chúng ta cần phải tiến hành ủ phân chuồng hoai mục trước khi bón cho cây trồng để đảm bảo an toàn.
Phân chuồng cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cây trồng
Tại sao phải ủ phân chuồng
Như chúng ta biết, phân chuồng là phân của các loài gia súc gia cầm trong chăn nuôi. Ủ phân chuồng là biện pháp cần thiết trước khi đem phân chuồng ra bón cho ruộng hoặc cho các loại cây trồng. Trong phân chuồng tươi còn có nhiều hạt cỏ dại, nhiều kém nhậu côn trùng, nhiều vi khuẩn của nấm, xã khuẩn và tuyến trùng gây bệnh.
Ủ phân chuồng có tác dụng sử dụng nhiệt độ tương đối cao trong quá trình phân hủy chất hữu cơ để tiêu diệt cỏ dại và mầm mống côn trùng, bệnh cây, và cũng có tác dụng thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ, đẩy nhanh quá trình khoáng hóa để khi bón phân vào đất, cây trồng có thể nhanh chóng nhận được các chất dinh dưỡng được cung cấp từ phân.
Mặt khác, trong phân tươi chính là một môi trường có nhiều điều kiện thuận lợi để cho các loại vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ ở giai đoạn ban đầu hoạt động mạnh. Chúng sẽ sử dụng nhiều chất dinh dưỡng nên có khả năng sẽ lấy hết chất dinh dưỡng với cây trồng.
Ủ phân chuồng có thể làm cho trọng lượng phân giảm xuống nhưng chất lượng sẽ tăng lên. Thành quả cuối cùng của quá trình ủ phân là loại phân hữu cơ được gọi là phân ủ hoai mục. Trong đó có mùn, một phần chất hữu cơ chưa phân huỷ, muối khoáng, các sản phẩm trung gian của quá trình phân hủy, một số enzim, chất kích thích và nhiều loại vi sinh vật hoại sinh.
Tại sao phải ủ phân chuồng hoai mục
Cách ủ phân chuồng hoai mục
Chuẩn bị nguyên vật liệu
- Phân chuồng: phân trâu bò, dê, gà,…
- Xác bã thực vật: rơm rạ, xơ dừa, lá cây, cỏ tươi, thân lá ngô đậu, rong biển,…
- Chế phẩm sinh học Trichoderma: 1 gói 1 kg
- Cám gạo: 2-3kg
- Nước sạch
- Dụng cụ để che: bạt, nilong, mành tre,….
Cách tiến hành
- Đầu tiên bạn trộn đều phân chuồng với các loại xác bã thực vật lại với nhau. Trộn 1 gói Trichoderma với 2-3kg cám gạo.
- Tiếp theo bạn rải một lớp phân chuồng lên mặt đất dày khoảng 7 – 10 cm. Rắc hỗn hợp chế phẩm sinh học ở trên lên trên bề mặt. Tiếp tục rải phân chuồng và rắc chế phẩm lên cho đến khi hết.
- Sau đó bạn tưới nước sạch vào phân chuồng để đạt độ ẩm ủ. Độ ẩm ủ là 60% (kinh nghiệm là lấy tay nắm nhẹ phân chuồng, thấy nước rỉ qua các kẽ ngón tay là đạt).
- Đảo đều phân chuồng và đánh đống, đậy bạt ủ: Chiều cao của đống thường là 1,5 – 1,7m. Đường kính đống ủ là: 3 – 4m.
- Thời gian ủ từ 25 – 35 ngày, trong suốt quá trình ủ, đảo phân chuồng 2 – 3 lần. Dấu hiệu nhận biết ủ phân chuồng thành công là trong 2,3 ngày đầu nhiệt độ có thể tăng 55 – 60 độ C. Phân chuồng hoại mục nhanh, khi ủ thành công không có mùi hôi thối. Sau thời gian ủ 25 – 30 ngày phân chuồng ủ thành công hoai mục hết và nhiệt độ. Bây giờ bạn có thể dùng phân này để bón cho đất ruộng hoặc cho các loại cây trồng được rồi
Sử dụng phân chuồng
Như vậy, bài viết trên đây đã hướng dẫn bạn cách ủ phân chuồng hoai mục. Ủ phân chuồng trước khi bón cho cây trồng là một việc làm cần thiết để có thể cung cấp được tối đa chất dinh dưỡng cho cây. Chúc các bạn thành công với cách ủ phân chuồng hoai mục nay nhé.
Topcachlam
Đăng bởi: Hoàng Yến