Cây thanh tâm được nhiều người yêu thích lựa chọn làm cây cảnh. Cùng tìm hiểu về đặc điểm, công dụng và cách trồng cây thanh tâm qua bài viết sau đây.
Với cái tên mang ý nghĩa tốt đẹp, cây thanh tâm được nhiều người lựa chọn làm quà tặng hay trang trí trong nhà với mong muốn bình an và may mắn. Cùng Afarm khám phá những thông tin liên quan đến cây Thanh Tâm và cách chăm sóc nó nhé!
Cây Thanh Tâm là cây gì?
Nguồn gốc và ý nghĩa cây Thanh Tâm
Cây Thanh Tâm là loài thuộc loại thân thảo và mọc thành bụi, có tên khoa học là Aglaonema modestum Schott và Aglaonema modestum Engl, thuộc họ Araceae (Ráy), có nguồn gốc từ phía bắc Bangladesh sau này được du nhập sang các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
Nguồn gốc và ý nghĩa cây Thanh Tâm
Cái tên Thanh Tâm đã nói lên ý nghĩa có nó là sự bình lặng, thanh tịnh, thư thái trong tâm hồn, xua tan những thứ muộn phiền của cuộc sống, mong muốn sự bình yên, hạnh phúc và may mắn.
Ý nghĩa phong thuỷ của cây Thanh Tâm
Cây Thanh Tâm là loài cây thủy canh, có màu xanh mướt, rễ màu trắng nên rất phù hợp với người mệnh Mộc và Thủy, tuy nhiên do ngũ hành tương sinh nên Thủy sinh Mộc, do đó người mệnh Mộc sẽ được lợi nhiều khi trồng cây này trong nhà hay đặt trong phòng làm việc.
Ngoài ra, màu trắng của rễ cây là biểu tượng của mệnh Kim, tương sinh với mệnh Thủy, với việc trồng thủy canh nên mệnh Thủy cũng hợp cây Thanh Tâm, dù sẽ bị thuộc tính Mộc hút bớt nhưng do có nước nên sẽ được bù đắp nên không sao.
Do hợp với mệnh Mộc và mệnh Thủy do đó nó sẽ cực vượng với những ai thuộc những năm tuổi thuộc vào hai mệnh này như:
- Mệnh Mộc: Canh dần (1950), Kỷ hợi (1959), Nhâm tý (1972), Quý sửu (1973); Canh thân (1980),…
- Mệnh Thủy: Giáp thân (1944), Quỷ tỵ (1953), Đinh mùi (1967); Nhâm tuất (1982), Quý hợi (1983), Đinh sửu (1997),…
Những người có mệnh tuổi nêu trên nếu trồng cây này sẽ được may mắn, công việc thuận lợi, thuận buồm xuôi gió, tài lộc như nước.
Ý nghĩa phong thuỷ của cây Thanh Tâm
Đặc điểm, phân loại cây Thanh Tâm
Cây Thanh Tâm có lá dạng bầu dục hay mũi mác, mặt lá trơn bóng, có màu xanh đậm, có chiều dài và rộng khoảng 20cm. Tán lá của cây dạng hình tròn và xòe rộng, rễ cây dạng chùm màu trắng rất khỏe.
Cây thanh tâm có hoa, dạng tua dài khoảng 20 – 30 cm, nụ màu xanh, cánh hoa màu trắng nhị vàng, khi hoa nở mang một vẻ đẹp tinh khiết, dịu dàng. nhìn khá lạ mắt.
Đặc điểm, phân loại cây Thanh Tâm
Tác dụng của cây Thanh Tâm
Cây Thanh Tâm được nhiều người lựa chọn làm cây kiểng trong nhà, trang trí không gian sống và làm việc bởi cây dễ chăm sóc, có màu xanh tươi mát và thanh thoát như xua tan những cơn stress, áp lực và tô điểm thêm một màu xanh hy vọng trong cuộc sống.
Ngoài ra, nó còn có khả năng lọc không khí, hấp thụ các bức xạ, tia tử ngoại từ thiết bị điện tử. Có thể dùng làm quà tặng cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp với câu chúc an lành, bình an hay làm quà khai trương với mong muốn mua mai bán đắt, không gặp nhiều thị phi.
Tác dụng của cây Thanh Tâm
Cách trồng và chăm sóc cây Thanh Tâm
Cách trồng cây Thanh Tâm tại nhà
Cây Thanh Tâm rất dễ trồng, bạn có thể trồng, trong đó phổ biến nhất là trồng trong chậu đất bằng cây con hay tách chồi và phương pháp thủy canh.
Trồng cây Thanh Tâm trong đất hoặc thủy canh
Trồng thủy canh: Trồng cây Thanh Tâm rất dễ, ban chỉ cần chuẩn bị chậu thủy tinh, cho cây vào và thêm ít sỏi để cố định phần gốc. Sau đó, đổ nước vào, thêm ít giọt dinh dưỡng thủy canh cho cây là hoàn thành.
Trồng trong chậu đất: Còn trồng trong chậu cây thì chọn đất dễ thoát nước, đặt cây vào trong chậu và thêm đất vào, nén đất lại để cố định cây, tưới nước cho cây để bù độ ẩm và tăng tỷ lệ sống cho cây.
Nếu trồng trong chậu bằng cách tách chồi, bạn chọn chồi khỏe và không sâu bệnh, cắt ra và cắm vào chậu cây có đất tơi xốp, nhớ tưới nước 2 – 3 lần/cây trong giai đoạn này để cây phát triển.
Cách chăm sóc cây Thanh Tâm
Cây Thanh Tâm ưa độ ẩm, do đó cần tưới nước mỗi ngày 2 – 3 lần
- Phân bón: Bạn phải bón phân hữu cơ hoại mục, phân trùn quế, phân vô cơ, NPK – 30 – 10 – 10, …và các loại phân bón lá đối với trồng trong chậu đất, còn thủy canh thì chỉ cần thêm ít dung dịch dinh dưỡng chuyên dụng là được.
- Nhiệt độ: Đối với trồng thủy canh thùy cách mỗi tuần thì bạn cho cây ra phơi nắng để cây quang hợp trong 2 tiếng trong khoảng thời gian 7 giờ đến 9 giờ, lúc này nắng dịu, không làm cây cháy nắng.
- Chế độ nước: Cây Thanh Tâm ưa độ ẩm, do đó cần tưới nước mỗi ngày 2 – 3 lần. Nếu trồng thủy canh thì phải thay nước 1 lần/tuần để cây phát triển tốt, khi thay nhớ tỉa bỏ phần rể hư và rửa nhẹ để bỏ những chất dơ bám trên rễ, khiến cây đẹp hơn và kích thích ra nhiều rễ mới.
- Đất trồng: Phải tơi xốp, đủ chất dinh dưỡng để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt, có khả năng thoát nước tốt.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây Thanh Tâm
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây Thanh Tâm
- Thay nước 1 lần/tuần nếu trồng thủy canh, tỉa bỏ rễ hư, chất dơ cho cây.
-
Phải thường xuyên lau lá để giữ màu cho cây nếu đặt trong nhà. Nếu thấy có lá úa, lá héo nên cắt bỏ ngay và mang cây phơi nắngcách tuần cho cây quang hợp.
-
Nếu cây nhiễm bệnh hay suy yếu thì nên mang trồng trong chậu đất.
-
Khi tưới tránh không để đọng nước trên lá vì lá cây sẽ bị héo, úng.
-
Tuyệt đối không bỏ bã chè, bã cafe vào chậu cây, luôn giữ gốc cây khô thoáng.
5 hình ảnh đẹp về cây Thanh Tâm
Cây Thanh Tâm giúp thanh thản trong tâm hồn
Lá cây Thanh Tâm
Cây Thanh Tâm trồng trong chậu đất
Cây Thanh Tâm trồng thuỷ sinh
Cây Thanh Tâm mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp
Bên trên là những điều liên quan đến loài cây mang cái tên Thanh Tâm. mong qua bài viết trên các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích và thú vị.
Chọn mua xịt phòng, sáp thơm bán tại Afarm:
Afarm