Đối với mỗi vùng canh tác nông nghiệp, yếu tố đất trồng là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng. Đất càng phì nhiêu thì cây trồng sẽ càng tươi tốt và ngược lại, nếu đất thoái hóa thì cây trồng sẽ kém phát triển, còi cọc. Vậy bạn đã hiểu rõ về độ phì nhiêu của đất là gì chưa? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu về lợi ích của đất phì nhiêu và biện pháp cải tạo tăng độ phì nhiêu của đất nhé!
1. Độ Phì Nhiêu Của Đất Là Gì?
Độ phì nhiêu của đất là gì? Là khả năng của đất để duy trì sự phát triển và tối ưu hóa năng suất cây trồng. Điều này có thể đáp ứng qua việc cung cấp phân bón hữu cơ và vô cơ cho đất. Kỹ thuật canh tác sản xuất đảm bảo quy trình cũng giúp tăng cường độ phì nhiêu của đất và sản xuất cây trồng để giảm thiểu tác động đến môi trường. Độ phì nhiêu của đất phụ thuộc vào ba thành phần tương tác chính: Độ phì sinh học, hóa học và vật lý.
1.1. Các Điều Kiện Để Đất Đáp Ứng Đủ Độ Phì Nhiêu
- Cung cấp chất dinh dưỡng vừa đủ để cây trồng có thể dễ dàng hấp thụ.
- Độ ẩm và nhiệt độ đất thích hợp.
- Không khí phù hợp để cây trồng hô hấp và các sinh vật có lợi hoạt động.
- Không có chất độc hại.
- Không có cỏ dại.
- Đất tơi xốp giúp rễ cây trồng dễ phát triển mạnh.
1.2. Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Độ Phì Nhiêu Trong Đất
- Đất có độ xốp cao: > 50% thể tích là kẽ hở, chứa đủ nước và không khí cho rễ cây phát triển.
- Giàu các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng cho cây trồng.
- Giàu chất hữu cơ (>5%): Cung cấp thức ăn cho cây trồng và sinh vật, tăng khả năng hấp thu của đất, tránh rửa trôi và thất thoát chất dinh dưỡng.
- Giàu vi sinh vật có lợi phân giải chất hữu cơ và độc tố có trong đất.
- Khả năng trao đổi ion cao giúp giữ gìn các dưỡng chất.
Độ Phì Nhiêu Của Đất
2. Tầm Quan Trọng Của Độ Phì Nhiêu
Đất có chức năng cung cấp và giữ gìn chất dinh dưỡng, nước và không khí cho cây phát triển. Vì vậy, độ phì nhiêu trong đất có tầm quan trọng rất lớn đối với cây trồng. Đất càng phì nhiêu thì cây trồng càng phát triển, cho ra năng suất cao và chất lượng. Đất không phì nhiêu dẫn đến hàm lượng dinh dưỡng để cây hấp thụ thấp, khả năng cấp ẩm và không khí cũng không đảm bảo. Điều này dẫn tới cây trồng kém phát triển và cho ra năng suất kém.
Tầm Quan Trọng Của Độ Phì Nhiêu Trong Đất
3. Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Độ Phì Nhiêu
Sau mỗi vụ thu hoạch thì hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất sẽ bị giảm thiểu. Việc bón phân hợp lý giúp đất không bị suy kiệt, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho các vụ mùa sau. Dưới đây là các ảnh hưởng của phân bón đến độ phì nhiêu trong đất.
3.1. Ảnh Hưởng Trực Tiếp
Ảnh hưởng đến kết cấu đất: Phân bón có ảnh hưởng trong việc ổn định kết cấu đất, làm đất không bị thoái hóa. Phân bón giúp làm tăng độ thông khí, giúp đất tơi xốp, tăng khả năng giữ ẩm cho đất và cung cấp thức ăn có các vi sinh vật có lợi. Nhiều lợi ích của phân bón đem đến cho đất nhưng không có nghĩa là lạm dụng nó. Nên phân bổ hợp lý lượng phân cho từng vùng đất.
Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Độ Phì Nhiêu Trong Đất
3.2. Ảnh Hướng Gián Tiếp
Độ chua, độ kiềm của đất: Độ chua, độ kiềm của đất được thể hiện bằng độ pH. Cây trồng thường thích hợp với độ pH 6 – 6,5, đất quá chua hay quá kiềm đều không có lợi đối với cây trồng. Việc bón phân vô cơ sẽ làm cho độ pH của đất cao hơn, làm cho đất bị chua, bị kiềm hóa dẫn đến đất không còn phì nhiêu. Nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ để ổn định và góp phần cải tạo đất. Lượng dưỡng chất trong đất: Bón phân hữu cơ hợp lý cho từng vùng đất sẽ làm tăng chất dinh dưỡng có trong chúng, giúp cho mỗi mùa vụ tiếp theo cây trồng có đủ chất dinh dưỡng và các điều kiện để phát triển tốt. Còn bón phân vô cơ sẽ làm đất bị suy kiệt chất dinh dưỡng, tích lũy kim loại nặng gây độc cho cây trồng. Hệ vi sinh vật đất: Đất không chỉ có tác động lớn đến cây trồng mà bên cạnh đó còn là nơi hoạt động của các vi sinh vật. Vi sinh vật sẽ quyết định đến độ phì nhiêu của đất. Dùng các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh sẽ có vai trò thúc đẩy hoạt động của vi sinh vật có lợi cho đất. Bón phân cho đất bằng phân bón vô cơ trong thời gian dài làm ức chế hoạt động của vi sinh vật hoặc có thể tiêu diệt hết các sinh vật có lợi.
Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đối Với Đất
4. Biện Pháp Làm Tăng Độ Phì Nhiêu Cho Đất
Tăng độ phì nhiêu cho đất chính là tăng sự phát triển cho cây trồng. Dưới đây là những biện pháp làm tăng độ phì nhiêu của đất mà chúng mình hướng đến cho bạn:
- Sử dụng phân bón đầy đủ và hợp lý. Nên sử dụng nhiều phân bón hữu cơ, tránh lạm dụng các loại phân bón vô cơ, hóa học.
- Trồng cây che bóng mát, giúp chống rửa trôi và bay mất chất dinh dưỡng trong đất.
- Xen canh, luân canh trong các mùa vụ. Trồng nhiều cây họ đậu để tăng lượng đạm có trong đất.
- Hạn chế đến mức tối đa sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc độc hại.
Biện Pháp Làm Tăng Độ Phì Nhiêu Cho Đất
5. Độ Phì Nhiêu Của Đất Và Vai Trò Với Farmstay
5.1. Vai Trò Của Đất Phì Nhiêu Đối Trồng Trọt Trong Farmstay?
5.1.1. Tham Gia Quá Trình Tuần Hoàn Trong FarmStay
Một khi đất giàu chất dinh dưỡng thì sẽ trở nên màu mỡ. Đất nuôi dưỡng cây trồng, rồi cây trồng lại nuôi động vật nuôi chúng ta. Ngoài ra, lưu lượng thực phẩm trong farmstay còn được cung cấp cho thị trường tiêu thụ. Sau khi thu hoạch cần chăm sóc, cải tạo đất, bồi đắp các chất dinh dưỡng để tiếp tục gieo giống cây trồng mới. Độ phì nhiêu của đất cung cấp nền tảng cho các thảm thực vật trong farmstay. Đất mất đi độ phì nhiêu sẽ dễ dẫn nhanh đến tình trạng bạc màu, nhanh thoái hoá hư hại. Việc đó ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây cối. Ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi và con người. Những hiện tượng mất mùa cũng từ đây mà hình thành. Do đó, các chủ sở hữu farmstay cần phải lưu ý điều này để giúp trang trại của mình trở nên trù phú, tươi xanh hơn.
Quá Trình Tuần Hoàn Trong FarmStay
5.1.2. “Thảm Động Thực Vật” Phong Phú Tăng Tính Thẩm Mỹ Trong Farmstay
Việc duy trì và cải thiện độ phì nhiêu của đất là điều cần thiết để cỏ phát triển tối đa trong trang trại của bạn. Trạng thái pH của đất đóng một vai trò cực kỳ quan trọng vì các chất dinh dưỡng có thể chỉ có sẵn cho cây cỏ ở các mức pH nhất định. Đất giữ vững được độ phì nhiêu sẽ giúp cây cối tươi tốt quanh năm, giúp tạo nên hệ thống thực động vật phong phú. Điều này tạo nên tính thẩm mỹ thu hút du khách đến tham quan tại farmstay. Một cảnh quan đẹp tất nhiên sẽ gây ấn tượng nhiều hơn đối với một nơi xơ xác bạc màu đúng không nào!
Thảm Động Thực Vật Phong Phú Tăng Tính Thẩm Mỹ Trong Farmstay
5.2. Cách Bổ Sung Độ Phì Nhiêu Hiệu Quả Dành Cho Đất Trong Farmstay
5.2.1. Kiểm Tra Đất
Cách duy nhất để biết tình trạng màu mỡ của đất trong trang trại của bạn là thực hiện phân tích đất nông nghiệp đầy đủ. Thời gian thuận lợi nhất để làm đất thử nghiệm là giữa tháng chín và tháng ba. Cân nhắc kiểm tra đất tất cả hoặc một số trang trại của bạn vào mùa thu này. Việc kiểm tra đất thường xuyên sẽ giúp chủ trang trại phát hiện ra được những thành tố còn thiếu trong đất để bổ sung chất dinh dưỡng kịp thời cho cây trồng. Nếu bạn muốn tìm kiếm thông tin đơn vị kiểm tra đất hãy liên hệ chúng mình sẽ hỗ trợ bạn.
Kiểm Tra Đất
5.2.2. Trồng Cây Che Phủ Đất Trong Farmstay
Độ phì nhiêu của đất có thể được cải thiện hơn nữa bằng cách kết hợp các loại cây che phủ bổ sung chất hữu cơ cho đất. Dẫn đến cải thiện cấu trúc đất và thúc đẩy đất màu mỡ, khỏe mạnh. Sử dụng phân xanh hoặc trồng các loại cây họ đậu để cố định đạm từ không khí thông qua quá trình cố định đạm sinh học. Bên cạnh đó là bón phân vi lượng, để bù đắp tổn thất do cây hấp thụ và các quá trình khác. Hoặc có thể giảm thiểu thiệt hại do rửa trôi bên dưới vùng rễ cây trồng bằng cách cải thiện việc bón nước và chất dinh dưỡng.
Trồng Cây Che Phủ Đất Trong Farmstay
5.2.3. Bổ Sung Chất Hữu Cơ Cho Đất
Đa dạng các chất hữu cơ là phương pháp tốt nhất để cải thiện độ phì nhiêu của đất. Trước hết phải bổ sung phân chuồng để cung cấp nitơ, một thành phần quan trọng của đất màu mỡ. Phân chuồng trại (bò, lợn) là một lựa chọn tốt ở đây. Bạn nên cố gắng lấy phân từ những con vật khỏe mạnh, thả rông thay vì từ những con vật nuôi trong nhà máy. Phân chuồng thu được từ động vật không lành mạnh và nuôi nhốt có nhiều khả năng chứa mầm bệnh gây ô nhiễm cây trồng của bạn. Ngay cả với phân từ động vật khỏe mạnh, bạn phải đợi ít nhất 3 tháng trước khi bón vào luống vườn hoặc thu hoạch rau của bạn. Điều này sẽ bảo vệ khỏi ô nhiễm. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tham khảo thêm phương pháp ủ rác thải từ nhà bếp từ Defarm. Phương pháp này cực kì hiệu quả lại tiết kiệm khá nhiều chi phí và dễ dàng sử dụng.
Bổ Sung Chất Hữu Cơ Cho Đất
Trên đây là những thông tin hữu ích về độ phì nhiêu của đất mà chúng mình gửi tới bạn. Hy vọng từ những thông tin trên, những kinh nghiệm từ cuộc sống. Bạn sẽ rút ra được nhiều điều bổ ích trong việc bảo vệ đất để có được những sản phẩm nông sản tươi ngon dành cho gia đình mình nhé!
5/5 – (10 bình chọn)
Đăng bởi: Nguyễn Đức Quân