Xây biệt thự theo phong thủy đã khó, chọn cây trồng trong sân biệt thự sao cho vừa đẹp vừa có tác dụng phong thủy cát tường cho nhà ở còn khó gấp bội. Bởi không phải loại cây nào cũng thích hợp trồng ở vị trí này.
Như Phong Thủy Nhà Xinh từng đề cập, liễu là một cây cảnh đẹp nhưng cây liễu trong phong thủy là loại cây Âm tính, tọa Bắc hướng Nam, giống như ngũ hành của nhà ở. Bởi vậy, nếu trồng liễu trước biệt thự hay nhà ở thì Âm Dương cân bằng, trồng sau nhà thì âm khí càng thêm nặng.
Tương tự như vậy, hôm nay chúng tôi tiếp tục giới thiệu 6 loại cây trồng trong sân biệt thự khác đều có tác dụng phong thủy rất tốt. Chúng mang tới may mắn, cát tường và sự trường thọ cho những ai sở hữu.
1. Cây quất (cam, quýt)
Quất là một loại cây mang ý nghĩa may mắn (Ảnh: Lamtho.vn)
Cây quất trong tiếng Hán gọi là “quất thụ” hay “kết thụ” chỉ các cây họ cam, quýt. Mà “kết” lại phát âm tương tự “cát” mang ý nghĩa cát tường. Quả quất/cam/quýt lại có màu vàng, đỏ sặc sỡ, vui tươi nên tượng trưng cho sự may mắn.
Chính bởi ý nghĩa đó mà trong ngày lễ Tết truyền thống cây quất luôn được tạo thành cây bonsai với nhiều hình thù khác nhau. Chúng được đặt trong chậu làm cây cảnh nội thất trưng bầy dịp đầu Năm mới.
Cùng với đào, mai, quất hiện diện trong các gia đình ngày Tết Nguyên Đán không chỉ tạo không khí vui vẻ, đầm ấm mà còn thể hiện ước nguyện bình an, tài lộc cho chặng đường một năm phía trước.
Vì thế, quất là một trong số các cây trồng trong sân biệt thự làm cảnh rất phù hợp. Nếu phía trước nhà có cây quất quanh năm ra trái xum xuê, vàng rực sẽ làm không gian sống lúc nào cũng rộn rã, tưng bừng.
2. Cỏ may mắn (cỏ cát tường)
Cỏ may mắn ở Trung Quốc (Ảnh: 52zzl – Huabaike)
Tùy văn hóa và quan niệm mỗi vùng, miền, quốc gia mà tên gọi “cỏ may mắn” gắn với một loại cây cỏ khác nhau.
Đối với người Trung Quốc, cỏ may mắn là loại cây thân nhỏ, lá nhỏ mọc thành bụi, sống trong bùn, dễ trồng và quanh năm xanh tốt.
Đối với người Nhật cỏ may mắn là loại cỏ 3-4 lá, họ xương rồng có nguồn gốc từ châu Mỹ. Nó trữ nhiều nước ở thân và lá. Cây có nhiều hình thù khác nhau, mọc thành quần thể đan xen lẫn nhau tạo nên mật độ rất dầy tựa như một thảm thực vật thu nhỏ. Lá cỏ may mắn này hình oval, màu xanh bóng. Cây này còn gọi là cỏ xương rồng Nhật Bản. Nhật cũng được coi là nước đầu tiên ứng dụng cỏ may mắn vào trang trí nội thất. Nó thường được dùng để phủ lên bề mặt của các cây cảnh phong thủy phát tài, phát lộc khác.
Cỏ may mắn ở Nhật Bản (Ảnh: Himi)
Loại cỏ may mắn Nhật Bản cũng có khá nhiều ở Việt Nam. Kể từ thời kỳ mở cửa hội nhập văn hóa ngoại mạnh mẽ, loài cây này rất được giới trẻ Việt ưa chuộng và coi nó là biểu tượng cho hạnh phúc. Màu xanh mướt cùng đặc điểm mọc thành quần thể của nó còn tượng trưng cho sự sung túc và bình yên.
Cỏ may mắn tạo thành các chậu bonsai làm cây cảnh trang trí đẹp mắt (Ảnh: Caytieucanh)
Hơn nữa, cỏ may mắn không chỉ là cây cảnh trồng trong sân vườn đẹp, cây cảnh nội thất đẹp, cây cảnh ban công đẹp mà còn là một vị thuốc dùng trong Đông y.
Nên xem: 12 loại cây cát tường nếu nhà bạn chưa có thì phải trồng ngay
3. Cây bạch đàn xanh (cây khuynh diệp)
Cây bạch đàn tượng trưng cho sự trường thọ (Ảnh Trang Tử và cây bạch đàn: Thetutuguru -Wikipedia)
Nếu đang tìm cây trồng trong sân biệt thự theo phong thủy thì không nên bỏ qua bạch đàn hay còn gọi là cây khuynh diệp. Nó có tên Hán Việt là “xuân thụ” – loại cây quen thuộc với người Việt. Loại dầu khuynh diệp “thần thánh” chuyên chữa trị cảm cúm, nghẹt mũi truyền từ bao thế hệ nay được chiết xuất từ lá cây bạch đàn.
Bạch đàn là loại cây trồng để lấy gỗ và tinh dầu xuất xứ từ nước Úc. Nó được mang về Việt Nam trồng vào những thập niên 1950 của thế kỷ trước. Bạch đàn dễ trồng, không kén đất và dễ chăm sóc nhưng lại hấp thụ rất nhiều nước và chất dinh dưỡng. Vì thế thường được trồng nhiều ở bờ sông, bờ ao, bờ biển (chắn cát) hay những nơi đồng ruộng để tránh làm khô cằn, nghèo nàn đất.
Bạch đàn sống rất lâu, có cây tồn tại tới 8000 năm. Bởi thế, trong phong thủy Trung Hoa cổ đại, bạch đàn tượng trưng cho sự trường thọ và còn được gọi là “đám mây tự do” (tiêu dao du vân). Ý nghĩa này xuất phát từ điển tích liên quan tới triết gia Trang Tử.
Trang Tử nói: “Đời xưa có cây xuân lớn, lấy tám nghìn năm làm một mùa xuân, tám nghìn năm là một mùa thu” (Thượng cổ hữu đại xuân giả, dĩ bát thiên tuế vi thu). Vì thế người ta hay dùng chữ “xuân” để chúc thọ. “Xuân” chính là ngụ ý cây bạch đàn.
Nếu bạn muốn trồng cây trong sân nhà theo phong thủy vừa đại diện cho tuổi thọ vừa lấy bóng mát và mùi hương thì bạch đàn là lựa chọn số một.
4. Nấm linh chi
Nấm linh chi không chỉ là cây dược liệu quý mà còn có ý nghĩa phong thủy đẹp (Ảnh: Zhifure)
Không nói ai cũng biết nấm linh chi là loại dược liệu quý có từ hàng ngàn năm nay. Nó có vị ngọt, tính ấm, bổ khí, giải độc gan, giúp xương chắc khỏe, tăng cường trí nhớ, chống lão hóa và nâng cao tuổi thọ.
Không chỉ làm vị thuốc trong Đông y, linh chi còn là một vật trang trí nhà ở vô cùng quý giá và đẹp mắt tượng trưng cho sự trường thọ.
Từ thời cổ đại, nấm linh chi đã được coi là một vật linh thiêng mang lại may mắn, cát tường và còn được ví là “lộc khẩu” (miệng hươu) hoặc “mỏ chim hạc”.
Nếu bạn không thích cây lớn trồng trong sân vườn như bạch đàn thì có thể thay thế bằng nấm linh chi. Trang trí vài cây nấm linh chi trong nhà cũng là ý tưởng không tồi.
5. Cây mai, cây đào
Trồng mai, đào ở trước sân biệt thự mang ý nghĩa “ban phúc” (Ảnh: Lamtho.vn-Zing.vn)
Mai và đào là hai loài cây phú quý, thanh cao có sức sống mạnh mẽ, kể cả trong điều kiện khô cằn, thời tiết khắc nghiệt. Những bông hoa 5 cánh tượng trưng cho sự ban Phúc. Bởi vậy mới có câu “mai khai năm phúc”, nghĩa là đầu xuân mai nở sẽ có một năm phước lộc tràn đầy.
Dù bạn chọn cây trồng trong sân vườn là loại gì trước biệt thự cũng đừng quên sắm cho gia đình một cây mai hoặc cây đào nhé.
6. Cây trúc, cây tre
Tre, trúc tượng trưng cho sự tao nhã, thoát tục (Ảnh: TaMinhTuan)
Cây tre, trúc không chỉ là biểu tượng cho sức mạnh chiến đấu và sự bền bỉ của người Việt hàng ngàn năm nay mà trong phong thủy nó còn thể hiện sự tao nhã, thoát tục.
Phong thủy cho rằng, trong tất cả các cây trồng trong sân biệt thự bạn không nên bỏ qua tre, trúc. Đây là loại cây chịu được sự khắc khổ, không sợ gió Đông Nam hay Tây Bắc. Nếu trước sân biệt thự trồng bụi tre hoặc trúc chẳng khác nào có rừng phong thủy bảo vệ (phong thủy phòng hộ lâm).
Ca ngợi về tre, nhà thơ cổ đại nổi tiếng sống đơn giản, xem nhẹ vật chất thời Bắc Tống Tô Đông Pha (Tô Thức) từng viết: “Có thể ăn mà không có thịt, chứ không thể sống mà thiếu tre” (Trữ khả thực vô nhục, bất khả cư vô trúc).
Đăng bởi: Nguyễn Đình Dũng