Không chỉ giúp làm không gian ngôi nhà của bạn đẹp lên, mà những cây trồng quanh nhà không chỉ sử dụng để bổ sung thêm hương vị cho các món ăn, mà nó còn có thể mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe cho gia đình bạn. Hãy cùng chúng mình khám phá ra những công dụng tuyệt vời của chúng nhé.
- Lá lốt
- Tía tô
- Rau diếp cá
- Mùi tàu (ngò tàu, ngò gai)
- Cây mơ lông (mơ tam thể)
- Cây chanh
- Ớt
- Cây sả
- Ngải cứu
- Cây kinh giới
- Xương sông
- Cây gừng
Lá lốt
Lá lốt là loại gia vị dễ trồng, ra lá quanh năm. Ngoài việc dùng lá để nêm vào các món om, nấu và quấn chả, những món ăn rất được ưa chuộng rong bữa cơm gia đình, lá lốt còn có công dụng chữa bệnh.
Lá lốt lát ấm trung tiêu, ấm dạ dày, chữa nôn mửa do bị khí lạnh bụng đầy đau, chữa nhức đầu, đau răng, mũi luôn luôn chảy nước, đại tiện lỏng ra nước, ra máu. Trong nhân dân, lá lốt thường được dùng chữa các bệnh đau nhức xương khớp, đổ mồ hôi nhiều ở tay chân, chữa tổ đỉa, lỵ…
Lá lốt
Tía tô
Tía tô là loại rau gia vị có tên khoa học là Perilla frutescens Britt. Ngoài việc giúp thức ăn có thêm mùi vị hấp dẫn, những công dụng chữa bệnh của tía tô cũng không hề nhỏ.
Theo Đông y, tía tô có tính ấm, vị cay, đi vào 3 kinh phế, tâm, tỳ, không độc. Có tác dụng trị cảm mạo, hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai. Tía tô là vị thuốc xếp vào loại làm cho tiết mồ hôi, thuộc các trường hợp bệnh do cảm lạnh, cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.
Tía tô
Rau diếp cá
Rau diếp cá được biết đến là một loại rau không thể thiếu trong bữa cơm của gia đình, tuy lúc đầu hơi khó ăn nhưng khi đã ăn quen thì có cảm giác nghiện. Bên cạnh là một loại rau, diếp cá được biết đến như là một vị thuốc dùng trong Đông y có thể chữa được nhiều bệnh.
Rau diếp cá không chỉ là món gia vị yêu thích của nhiều người mà nó còn là cây thuốc quý chữa được nhiều bệnh như chưa ho, viêm họng, viêm phế quản, viêm âm đạo, viêm tuyến vú, viêm tai giữa, mụn nhọt sưng đỏ, kinh nguyệt không đều…
Rau diếp cá
Mùi tàu (ngò tàu, ngò gai)
Rau mùi tàu hay mùi gai, ngò gai hoặc ngò tây là loại rau thơm góp phần tạo nên món ăn hấp dẫn và nhiều hương vị. Bên cạnh đó, loại rau thơm này còn có công dụng chữa bệnh cực kỳ hiệu quả.
Trong tự nhiên, mùi tàu là loại cây mọc hoang và thấy nhiều ở những cùng đồi núi. Cây có tuổi thọ vài năm, cao khoảng 50cm. Lá được mọc từ sát gốc và có phiến mỏng. Mép lá có răng cưa, hình mũi mác và thon hẹp.
Không chỉ là một loại rau thơm được nhiều người yêu thích, mùi tàu (ngò gai) còn có rất nhiều tác dụng chữa bệnh. Rau mùi tàu có khá nhiều công dụng như giảm đau, chữa hôi miệng, trị đau bụng, tiêu chảy, rối loại tiêu hóa, trị cảm cúm…
Mùi tàu (ngò tàu, ngò gai)
Cây mơ lông (mơ tam thể)
Mơ lông còn có tên là cây rau mơ, mơ tam thể. Loại cây leo này không chỉ được dùng trong các hàng thịt chó mà còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh, nhất là các bệnh đường tiêu hóa. Theo Đông y, rau mơ vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn. Nhân dân thường dùng lá mơ lông để chữa bệnh.
Một hoạt chất hữu cơ có hoạt tính sinh lý cao với cơ thể và hệ thần kinh có tên là paederin được tìm thấy trong lá mơ và tinh dầu của lá mơ có tác dụng chống viêm và điều trị ho hiệu quả.
Cây mơ tam thể có công dụng khu phong lợi thấp, tiêu thực trừ tích tệ, chống ho, giảm đau, giải độc và hoạt huyết tiêu thũng. Thường được đùng để chữa trị các bệnh như chữa kiết lỵ, viêm đại tràng, tăng cường tiêu hóa…
Cây mơ lông (mơ tam thể)
Cây chanh
Chanh được sử dụng gần như trên toàn thế giới. Không phải chỉ vì đây là gia vị thiết yếu mà vì nó còn là một loại dược liệu giúp cơ thể phòng và trị nhiều bệnh hiệu quả.
Trong đời sống thường ngày, chanh được dùng để làm gia vị, đỡ say khi uống bia rượu, nước giải khát, tẩy rửa vết bẩn trên quần áo hoặc khử mùi trong tủ lạnh… Ngoài các công dụng rất quen thuộc như trên, quả này còn có nhiều dược tính quan trọng.
Dịch quả có tác dụng thông tiểu, chữa bệnh tê thấp và bệnh thiếu hụt vitamin C (scorbut). Bên cạnh đó, dùng dịch quả khi gội đầu có tác dụng tẩy tế bào chết, làm trơn tóc và trị gàu. Ngoài ra, đây còn là nguyên liệu tạo axit citric. Hạt của quả có thể dùng làm thuốc tẩy giun. Tinh dầu dùng pha thuốc gội đầu. Lá chữa cảm khi xông hơi hoặc chữa chướng bụng khi đắp lên rốn. Rễ và vỏ dùng chữa ho và tốt cho tiêu hóa dưới dạng thuốc sắc.
Cây chanh
Ớt
Từ trước đến nay, mọi người chỉ biết đến ớt là một loại gia vị có tác dụng làm tăng cảm giác ngon miệng, còn tác dụng của ớt đối với sức khỏe chưa được mấy người biết đến. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết, khi chúng ta cắn một miếng ớt cay, vị cay kích thích mạnh, khiến não bộ bài tiết ra chất hóa học làm giảm bớt đau đớn và sinh ra một chút khoái cảm.
Trong ớt còn chứa một số chất giúp máu lưu thông tốt, tránh được tình trạng đóng vón tiểu cầu, dẫn đến bệnh nhồi máu cơ tim. Ớt còn có tác dụng ngăn ngừa huyết áp cao và giảm béo. Điều cần lưu ý, ớt tuy có nhiều tác dụng nhưng chỉ nên ăn ớt với một lượng vừa đủ, nếu ăn nhiều sẽ có hại cho sức khỏe.
Các chất cay trong ớt sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, gây đau bụng, đi ngoài và chảy máu nếu bị trĩ. Người bị viêm họng mãn tính, viêm loét dạ dày, người mắc bệnh trĩ không nên ăn ớt, hoặc ăn hạn chế.
Ớt
Cây sả
Sả là loại gia vị thông dụng có mặt trong nhiều món ăn của người dân Việt Nam. Sả rất dễ trồng (có thể trồng ngay trong những chậu trồng cây cảnh). Sả có mùi thơm, kích thích tiêu hóa. Lá sả trừ được ruồi muỗi, rắn rết, đun nước gội đầu, vừa thơm vừa mượt tóc… Nhưng ít ai biết về tác dụng phòng và chữa bệnh của cây sả, đặc biệt trong mùa lạnh.
Theo Đông y, sả vị cay tính ấm, vào kinh phế và vị, có tác dụng tiêu thực, lợi thủy, chỉ khái. Dùng cho các trường hợp ăn kém, chậm tiêu, viêm khí phế quản, viêm họng, ho có đờm, cảm sốt, đầy bụng, tiêu chảy…
Cây sả
Ngải cứu
Ngải cứu còn có tên là thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải (Tày), quá sú (Mông), cỏ linh li (Thái). Là cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến tận gốc, dính vào thân như có bẹ, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên màu lục sậm, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng. Những lá ở ngọn có hoa không chẻ. Không chỉ được sử dụng làm thực phẩm, ngải cứu đã được sử dụng trong dân gian và Đông y để chữa bệnh.
Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, được sử dụng để chữa trị trong các trường hợp như phụ nữ kinh nguyệt không đều, ghẻ lở, viêm da, dị ứng, viêm gan, trừ giun, điều hòa khí huyết, ôn kinh, an thai, đau bụng do lạnh, nôn mửa, kiết lỵ…
Ngoài việc dùng làm món rau gia vị thơm ngon, bổ dưỡng, ngải cứu còn có tác dụng chữa nhiều bệnh như vậy nên chúng ta hãy tích cực trồng cây ngải cứu trong vườn nhà và hãy sử dụng làm món ăn mỗi ngày bạn nhé.
Ngải cứu
Cây kinh giới
Cây kinh giới là một trong những loại rau thơm khá phổ biến hiện nay và được bày bán ở hầu hết các chợ hoặc cũng có thể được trồng trong vườn nhà bạn. Ngoài công dụng làm rau thơm ra thì cây kinh giới còn có tác dụng cực kỳ tốt trong việc điều trị bệnh.
Cây kinh giới còn được gọi với một số tên gọi khác như kinh giới rìa, kinh giới trồng thuộc nhóm thảo dược Hoa môi. Ngoài ra, cây kinh giới còn có tên gọi khoa học là Elsholtzia cristata.
Cây kinh giới có thể chữa một số bệnh như chữa sốt nóng, giảm tình trạng đau nhức ở đầu xương khớp, chữa mụn nhọt, điều trị dị ứng. Ngoài những tác dụng chữa bệnh ra thì cây kinh giới còn có tác dụng trong việc làm đẹp da. Việc sử dụng cây kinh giới trong làm đẹp da có tác dụng giúp các lỗ chân lông được khô thoáng, làm cho làn da được mịn màng và không có dấu hiệu cuả mụn.
Cây kinh giới
Xương sông
Lá xương sông dùng để cuốn thịt là món ăn ngon, hấp dẫn trẻ nhỏ, không xa lạ gì đối với mỗi gia đình. Thế nhưng chúng ta chỉ biết rằng xương sông giúp cho món ăn ngon hơn mà không biết rằng nó còn có khá nhiều tác dụng với sức khỏe.
Ngoài tác dụng chữa đầy bụng, nôn mửa, tan ứ máu đọng, lá xương sông có tác dụng trị viêm họng và ho do cảm lạnh hoặc ho có đờm rất tốt bạn nhé. Vì thế, bạn hãy trồng cây xương sông trong khu vườn nhà mình nhé.
Xương sông
Cây gừng
Gừng là cây được trồng hầu như ở tất cả các vùng miền nước ta. Ngoài làm gia vị trong chế biến thực phẩm, nó còn là vị thuốc đa công dụng trong Đông y. Tất cả các bộ phận của cây gừng đều được dùng làm thuốc, củ gừng được sử dụng dưới dạng tươi và khô.
Gừng có vị cay, tính ấm, nhập vào 3 kinh là phế, vị, tỳ, với công năng phát tán phong hàn, ấm vị, chỉ nôn, hóa đờm, chỉ ho, lợi niệu, giải độc. Người ta thường dùng gừng để trị cảm mạo phong hàn, trúng phong cấm khẩu, sốt cao, đau đầu, rét, tắc ngạt mũi, đau bụng do lạnh, bụng đầy trướng, không tiêu, ho, đờm nhiều, ho do viêm phế quản, phù thũng, tiểu tiện bí, dắt…
Cây gừng
Trên đây là top 12 loại cây gia vị mà bạn nên trồng trong vườn nhà, nếu không có vườn, bạn cũng có thể trồng trong các chậu cảnh, vì chúng cũng không đòi hỏi nhiều diện tích. Trồng và chăm sóc chúng không chỉ là thú vui mà còn giúp cho việc chế biến các món ăn của bạn rất thuận tiện, vì đây là những loại gia vị sẽ luôn được sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày cảu bạn. Hiểu về nó, bạn sẽ tận dụng được tối đa những tác dụng thần kì của nó để nâng cao sức khoẻ cho gia đình mình.
Đăng bởi: Thuý Hiền Đào